Thursday, August 11, 2016

Lan quân tử: cây ưa bóng, cách trồng & chăm sóc


Lan Quân Tử còn có tên gọi khác là Lan huệ cam, có tên Tiếng Anh là Clivia (hay Clivea). Nó không thuộc vào nhóm các cây Lan (Orchid) mà lại thuộc giống lilies, đặc biệt rất gần với African Lily (Agapanthus). Loại này đẹp cả hoa lẫn lá. Hoa thì màu cam đậm, nhưng mỗi cánh hoa có 1 đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Khoảng 12-18 cái hoa cụm lại làm thành 1 chùm và mỗi cây trung bình có được 2-3 chùm hoa. Loài cây này có thể sinh sống và phát triển trong những điều kiện khá khắc nghiệt, có lẽ vì thế cái tên Lan Quân Tử mới được hình thành ?!
Cây khi trưởng thành có chiều cao (cả hoa) vào khoảng 30 - 50 cm, rất thích hợp trồng trong chậu cảnh hoặc trong nhà
Lan quân tử hay còn được gọi là cây đại quân tử có tên tiếng Anh là Clivia (Clivea). Lan quân tử không thuộc vào nhóm các cây Lan (Orchid) mà lại thuộc giống lilies, đặc biệt rất gần với African Lily (Agapanthus). Loại này đẹp cả hoa lẫn lá.
Cây Lan quân tử là loài cây cứng cáp và mạnh mẻ. Trong quan niệm của người Trung Quốc cây Lan quân tử là biểu tượng của thịnh vượng và tài khí. Hoa và lá của Lan quân tử có sức sống khá bền, thời gian tươi rất lâu, tượng trưng cho sự phú quý lâu dài.
Thực ra lan quân tử không phải thuộc họ lan mà thuộc họ hành tỏi nên có tên khoa học là Cliva nobilis Lindl. Lan quân tử là cây thân cỏ sống nhiều năm, chất thịt, chất thô, thân chia củ và vẩy giả. Lá hình kiếm, mọc lệch dài 30-50cm, một chùm hoa có thể mọc 10-60 bông, nở hoa vào mùa xuân, nhiều nhất là vào mùa đông, hoa nhỏ, kéo dài 10-20 ngày, hoa lớn 2-3 tháng. Mỗi quả có 1 hạt hoặc nhiều hạt.
Lan quân tử là một loài hoa nguyên sản ở châu Phi du nhập vào Trung Quốc hơn 100 năm, thế hoa mềm mại, hoa đẹp, lá xanh tựa bích ngọc, được mọi người ưa thích. Lan quân tử được trồng có 2 loại: lan quân tử lá hẹp và lan quân tử hoa lớn. Lan có giá trị thưởng thức rất cao. Lan quân tử có rễ chất thịt, trong rễ có chứa một lượng nước nhất định, cho nên chúng có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên mùa hè không khí khô vẫn không nên quên tưới nước. Khi tưới nước cần chú ý căn cứ vào tình hình khô của chậu nhưng lượng tưới không nên nhiều để giữ cho chậu ẩm vừa. Nói chung, mùa xuân mỗi ngày cần tưới 1 lần, mùa hè dùng vòi phun phun lên mặt lá và xung quanh, mỗi ngày phun 2 lần. Mùa thu cách 1 ngày tưới một lần, mùa đông mỗi tuần tưới một lần. Nhưng cần chú ý phải nắm vững các tình hình cụ thể khác nhau. Nếu trời nắng phun nhiều, trời râm phun ít, mưa thì không tưới. Khi nhiệt độ cao, không khí khô thì một ngày cần tưới nhiều lần. Nếu có điều kiện phải dùng nước mềm để tưới như nước mưa, nước sông, sau đó là nước ao, hồ, kém nhất là dùng nước máy. Có thể dùng thùng, chậu đựng nước máy để sau 2-3 ngày tưới. Như vậy để các chất có hại lắng đọng, cũng có thể để cho các chất trong nước oxy hoá làm sạch làm cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ của chậu.
Cây hoa thường rất ưa phân bón nhưng cũng phải có mức độ, nếu bón quá nhiều gây khô héo, thối rễ. Sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau cho nên cần áp dụng phương pháp bón phân thích hợp như bón lót, bón thúc, bón ngoài rễ.
Bón lót: Mục đích của bón lót là tạo điều kiện sinh trưởng, phát triển thoả mãn dinh dưỡng cho cây. Bón lót với lan quân tử tiến hành lúc thay chậu 2 năm một lần, phân bón lót thường dùng phân chuồng, phân xanh, phân bã đậu.
lan quan tu, Sept 4-2015 (3)Bón thúc: Chủ yếu là xúc tiến sinh trưởng, bón thúc với lan quân tử thường dùng bột cá, bột xương. Khi mới trồng chỉ bón ít, về sau khi lá to thì tăng dần lượng bón phân. Khi bón thường sâu 2-3cm, nhưng cần chú ý không bón gần bộ rễ. Đối với phân thể rắn thường mỗi tháng một lần. Bón phân thể lỏng thường phải ngâm phân hoai trong nước 30-40 lần đối với cây con, 20 lần đối với cây lớn. Sau khi tưới nước để phân thấm vào bộ rễ, phát huy hiệu quả của phân. Trước khi tưới 1-2 ngày, không nên tưới nước. Thời gian bón phân thường vào buổi sáng. Khi tưới cần tưới vào quanh chậu, chú ý tránh tưới vào lá, vào cây. Ngoài ra thời gian bón phân cũng khác nhau, màu xuân và mùa đông nên tưới P và K như là bột cá, bột xương, mùa thu bón một số dịch thấm của lông động vật, sừng, chân động vật hoai, pha loãng 30-40 lần.

            Bón phân ngoài rễ: Phương pháp này chủ yếu là bổ sung dinh dưỡng trong đất để giải quyết vấn đề thiếu phân làm cho cây con sinh trưởng nhanh hơn, hoa quả mập hơn. Bón phân ngoài rễ bằng phun nước phân pha loãng, phun bằng bình phun vào mặt lá cây để các nguyên tố dinh dưỡng ngấm vào tế bào biểu bì và khí khổng, thông thường người ta dùng nước giải, Ca3PO4, KH­2PO4. Lúc phun phải phun vào 2 bên mặt lá. Trong mùa sinh trưởng 4-6 ngày phun một lần. Thời gian ngủ nghỉ 2 tuần phun 1 lần, thời gian phun là sau khi mặt trời mọc, sau khi hoa nở thì ngừng phun. Cần chú ý là phương pháp này chỉ áp dụng khi nào thiếu phân.

Thay chậu và nhân giống hữu tính Lan quân tử

Lan quân tử sau khi trồng 2 năm phải thay chậu bởi vì khi cây lớn lên chậu con không thích ứng, dinh dưỡng trong đất bị hấp thu khá nhiều, sâu bệnh hai có thể nhiễm vào bộ rễ. Thời gian thay chậu vào mùa xuân (trước Cốc vũ) và mùa thu khi nhiệt độ khoảng 20oC là thích hợp nhất. Trong đất dinh dưỡng nên thêm một ít bột xương hoặc Ca3(PO4)2. Khi thay chậu trước hết dùng dao vạch xung quanh chậu. Sau đấy dùng tay đỡ giữ cổ rễ và lật chậu đổ cây ra rồi đưa vào chậu khác. Khi trồng cây phải để vào giữa chậu, cắt bớt rễ quá dài, lắc chậu để rễ tiếp xúc với đất, tưới đều 1 lần nước.
Dùng phương pháp gieo hạt để nhân giống lan quân tử. Phương pháp này dùng khá phổ biến, ưu điêm của phương pháp này là có thể nhân giống hàng loạt, nhưng trước hết phải sử dụng thụ phấn nhân tạo, tốt nhất là thụ phấn khác gốc. Vì thụ phấn khác gốc tỷ lệ kết hạt cao hơn thụ phấn cùng gốc rất nhiều.
Phương pháp thụ phấn: sau khi hoa nở 2-3 ngày, bao hoa thành thục, nhuỵ hoa tiết chất nhầy là lúc thụ phấn tốt nhất. Khi thụ phấn dùng bút lông quét hết phấn trên nhị, để phấn rơi vào đầu nhuỵ. Muốn tỷ lệ kết hạt cao thường tiến hành vào 9-10 giờ sáng và 2-3 giờ chiều. Sau 8-9 tháng quả chín biến thành màu tím đen là có thể thu hái quả, sau 10-20 ngày bóc vỏ quả lấy hạt. Trước lúc gieo hạt ngâm vào nước ấm  30-35oC sau 20-30 phút, vớt ra rửa sạch gieo vào đất chậu để trong nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 90%, sau 1- 2 tuần hình thành rễ phôi.

             Phương pháp chọn đất để gieo hạt: đất tơi xốp nhiều mùn, trộn với ½ cát mịn. Lan quân tử ưa đất hơi chua, pH 6-6,5. Thời gian gieo hạt lan quân tử không nghiêm khắc, có thể tiến hành trong các mùa xuân, thu, đông. Nhưng nhiệt độ phải bảo đảm 20-25 oC.

Trên phiến lá dày và rộng của lan quân tử có rất nhiều lỗ khí và lông tơ, có thể tiết ra một lượng dịch lớn để hụt bụi và khí độc trong không khí, có tác dụng lọc không khí trong phòng, bởi vậy lan quân tử được mệnh danh là máy lọc không khí tự nhiên.
  • thegioihatgionghoa.com sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc loại cây này.


    Tên gọi khác: Lan quân tử hoa lớn, tỏi trời lá to, tỏi trời lá kiếm. Thân cây nho nhã, tựa dáng dấp của một chàng quân tử, hoa như hoa lan, bởi vậy có tên là lan quân tử. Lá dài như kiếm mọc xếp vào nhau, hoa hình ô nở thành chùm, mỗi chùm có nhiều bông hoa nhỏ. Hoa có hình cái phễu, thường có màu da cam. Có nguồn gốc từ phía Nam Châu Phi.


    Phương pháp chăm sóc
    - Ánh sáng: Ưa bóng râm, kỵ ánh sáng mạnh. Nhưng cũng cần điều kiện ánh sáng nhất định, nếu chiếu sáng quá dài và quá mạnh hoặc bị cớm nắng lâu ngày, không đủ ánh sáng đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tạo chất dinh dưỡng của cây, khiến cho cây không thể ra nụ, nở hoa.
    - Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, kỵ nhiệt độ cao. Vừa sợ nóng, vừa không chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 15 - 20oC, khi nhiệt độ dưới 5oC hoặc trên 30oC cây sẽ ngừng sinh trưởng.
    - Nước: Ưa ẩm ướt nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối cao. Vào mùa hè nóng nực không khí khô, lá cây và rễ rất dễ bị tổn thương, lá mới không có khả năng mọc, lá cũ bị khô héo, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây mà thậm chí có thể khiến cây chết. Nhưng nếu tuới nước quá nhiều cũng rất dễ thối rễ. Bởi vậy cần phải duy trì đất trong chậu ẩm nhưng không nhão.
    - Đất: Thích hợp với loại đất mục, chua, phì nhiêu, thấm nước và thông khí tốt. Thành phần thông thường của đất trồng là 6 phần đất lá mục, 2 phần lá thông, 1 phần cát và 1 phần phân bón lót.
    - Phân bón: Ưa phân bón, cách 2 -3 năm cần phải bỏ phân rải vào châu. Đồng thời cũng tránh bón quá nhiều phân đạm và thiếu phân lân. Nhưng nếu bón quá nhiều phân sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, thậm chí rễ cây có thể bị rữa hoặc khô héo.
    Phương pháp nhân giống
    - Thường dùng biện pháp tán gốc, thao tác này khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định, có thể giữ được đặc tính của cây mẹ.
    - Khi ươm mầm, trước tiên sẽ nhổ cây mẹ ra khỏi chậu, giũ sạch đất, tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con, sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch, sau khi trồng có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 - 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.
    - Cũng có thể dùng phương pháp gieo hạt. Trước khi gieo hạt cần phải chuẩn bị chậu trồng trước, thường thì tốt nhất nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây của bề mặt đất những khu rừng, sau đó trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30 - 35oC, trong vòng nửa tiếng sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20 -25oC và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%, sau 1 - 2 tuần hạt nảy mầm sẽ mọc rễ.


    Không gian trưng bày thích hợp và ý nghĩa loài cây
    - Lan quân tử quanh năm xanh tươi, có khả năng chịu tối cao, dáng cây thanh tú, hợp với việc trồng trong phòng khách, phòng sách. Bày trên bàn học, trà kỷ hoặc trên ban công, không những làm cho căn phòng tràn đầy vẻ đẹp thiên nhiên mà còn làm cho bạn cảm thấy thư thái.
    - Ý nghĩa loài cây: Cao quý, có phong cách của một bậc quân tử.
    Phòng chống bệnh thường gặp
    - Bệnh héo rũ gốc, mốc trắng: Có thể tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh.
    - Bệnh thối lá: Cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.
    - Bệnh thán thư: Có thể dùng Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:800 phun lên lá, mỗi tuần 1 lần, phun 3-5 lần là được.
    - Trùng vỏ cứng: Cần mau chóng trừ bệnh, có thể dùng Omethoate 40% pha loãng với tỉ lệ 1000-1500 phun lên cây.

  • https://www.facebook.com/Sieuthihoadacsandalat/photos/?tab=album&album_id=872385506129262
  • Hoa lan quân tử thể hiện ý nghĩa người quân tử, biết nhẫn nại trong hoàn cảnh khó vì cây kháng chịu được khắc nghiệt, dễ chăm sóc

    Cây hoa lan quân tử với thân lá, hoa đẹp rực rỡ , sang trọng, giàu ý nghĩa phong thủy, dễ trồng và chăm sóc nên được ưu tiên số một trong việc trang trí nhà phố đặc biệt cây để bàn tuyệt đẹp.

    Hoa Lan nói chung và Quân Tử Lan nói riêng được coi là loài hoa vương giả mang đến cho người trồng nó sự phú quý, danh giá.

    Hoa thì màu cam đậm, nhưng mỗi cánh hoa có 1 đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Khoảng 12-18 cái hoa cụm lại làm thành 1 chùm và mỗi cây trung bình có được 2-3 chùm hoa.

    Điều kiện thích hợp trồng và chăm sóc cây hoa lan quân tử

    - Ánh sáng: Lan quân tử ưa bóng râm, không thích hợp với nơi có ánh sáng mạnh , nhưng cũng không nên để cây cớm nắng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tích lũy dinh dưỡng và ra hoa của cây
    - Nhiệt độ: Lan quân tử thích hợp với nhiệt độ mát mẻ từ 15-25 độ C. Ngoài nhiệt độ này cây sinh trưởng chậm
    - Nước: Cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên cho cây, ngày 1-2 lần , vào sáng sớm hoặc chiều, không nên tưới quá nhiều ngập úng làm thối rễ cây
    - Đất trồng cần tơi xốp nhiều chất dinh dưỡng thoát nước tốt, nên có phân lót
    - Những bệnh thường gặp ở lan quân tử : bệnh thối gốc, trùng vỏ cứng, thối lá, rũ gốc

    Hoa lan quân tử được trưng bày ở nhiều nơi và mang ý nghĩa khác nhau:

    1. Bố trí ở cửa trước, biểu thị cho phong cách Quân Tử của Chủ Nhân, mọi người đến thăm nhà bước vào cửa có thể ngắm hoa và hiểu được phong cách của chủ nhân.

    2. Bày ở phòng đọc sách, như một lời tự nhắc nhở phải luôn sống và làm đúng một người Quân Tử.

    3. Nếu Bàn làm việc rộng có thể bày ngay trên bàn, bên tay trái của chủ nhân khi ngồi làm việc. Vượng Thanh Long tất có quý nhân phù trợ.

    4. Đặt tại trên cửa nhà vệ sinh, ngoài tác dụng làm đẹp, còn có thể hấp thu và chuyển hóa khí độc từ nhà vệ sinh tống ra, cải thiện được môi trường của nhà, phòng làm việc.

No comments:

Post a Comment