Cô Xuân (TSV):
Mình gửi cho các mẹ cách làm chất trồng cho cây trồng trên chậu mà cô Xuân đã dạy tụi mình, mình làm thử và có kết quả tốt
"đất trồng thì đại loại là đất phải tơi, xốp, vừa giữ được ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt thì cây mới tốt được. Vì đất tơi xốp sẽ giúp rễ phát triển tốt vì có không khí chen vào được trong đất; đất giữ ẩm để giúp rễ cây hút đủ nước; đất thoát nước để rễ cây không bị úng thối.
Đất trồng trong chậu cô hay "pha chế" theo tỉ lệ như thế này:
1 phần trấu khô (còn nguyên hình vỏ lúa, không phải trấu đã đốt ra tro)
1 phần than cũi đập nhuyễn, kích cỡ khoảng 3mm
1/3 phần đá rữa (loại dùng trong xây dựng)
1 vốc tay phân hữu cơ đậm đặc Dynamic lỉfte
Các chất này có nhiệm vụ như sau:
- trấu: giữ ẩm
- than: vừa giữ ẩm, vừa làm trống "đất", dễ thoát nước
- đã rữa: giúp thoát nước tốt và làm thoáng "đất"
- Dynamic lỉfte: cung cấp một phần dinh dưởng ban đầu cho cây.
Chất trồng như thế này sẽ giữ ẩm vừa phải và kích thích rễ phát triển. Nó không tích nước, nước tưới bao nhiêu sau khi đã ngấm đủ vào trấu và than, còn lại sẽ thoát hết ra ngoài nên rễ không bị úng. Nhưng vì nó không giữ được nước nên chúng ta phải... thường xuyên tưới, có khi mỗi ngày phải tưới 2, 3 lần tùy tình hình thời tiết hoặc nơi đặt chậu. Thêm nữa vì trong chất trồng không có dinh dưởng nên chúng ta cũng phải thuờng xuyên bón cho cây. Cây của cô được bón mỗi tháng một lần, thay phiên bằng phân hữu cơ và phân vô cơ.
Trước đây cô cũng không biết là cây trồng trong chậu phải dùng loại chất trồng như vậy. Kết quả là cây cứ bị chết vì úng nước nếu trong chất trồng có tro trấu hoặc xơ dừa nhiều. Tro trấu và xơ dừa còn mau phân hủy, làm cho đất "chặt" lại khiến rễ bị ngộp, không phát triển được nên cây yếu ớt tàn tạ và cho dù có được tưới nước, bón phân đầy đủ... rễ cây vẫn không hấp thụ được dưởng chất nên... thanh thản ra đi!
Chất trồng cô vừa nói sử dụng cho tất cả các loại cây trồng trong chậu."
Mình giải thích 1 chút : Đá rửa chính là đá granite đập vụn, nếu ko có mình có thể thay bằng xỉ than ( loại than tổ ong mọi người hay đun ý, đun xong lấy cục xỉ đó ra, đập nhỏ rồi trộn lẫn vào, nhớ bỏ đi phần quá vụn). Trấu thì có thể xin hoặc mua của các bà bán trứng, nếu ko có PM cho mình , mình có thể mua hộ, rẻ lắm, chừng 10k/bao đầy. ( Trả công vân chuyển từ quê lên là chính, tại nhà mình nhờ cô bán gạo lấy cho mà),phân có thể dùng Growell của Đức mua ở Phạm NGọc Thạch hoặc Dynamic Lifter tại cty Bình minh ở Tôn Thất TÙng.
small-dra (CSTT):
Chị nên làm quen dần với khái niệm "chất trồng" thay cho "đất trồng". Bình thường do chúng ta quá quen với hình ảnh cây mọc trên đất, nên muốn trồng cây là nghĩ ngay đến đất và không có đất là "nhột nhạt không yên". Thực tế nên hiểu một cách thấu đáo, đất chẳng qua là hỗn hợp của đá vụn và xác hữu cơ, trải qua quá trình phong hóa lâu dài nên đá đã trở nên rất mịn và xác hữu cơ thì bị phân hủy thành mùn.
Chất trồng là nơi bám của cây, cung cấp cho cây nước và muối khoáng hòa tan (dinh dưỡng), vậy nên bất kì cái gì mà cây có thể bám đồng thời cung cấp được nước và dinh dưỡng thì đều làm chất trồng được. Chỉ còn một vấn đề là rễ cây cần không khí để hô hấp nên chất trồng còn cần thêm một yêu cầu nữa là thông thoáng.
Sự phát triển của bộ rễ rất quan trọng đối với cây, nên hỗn hợp chất trồng trên chú trọng vào thông thoáng để phát triển bộ rễ, còn nước và dinh dưỡng thì khắc phục bằng việc tưới bổ sung thường xuyên.
Mọi chất trồng đều có ưu-nhược riêng, biết khai thác thế mạnh và khắc phục điểm yếu tùy vào đặc điểm của cây trồng, điều kiện thời tiết địa phương và khả năng chăm sóc của bản thân là chìa khóa thành công.
Về chất trồng, nó cũng không có chuẩn mực gì đâu ạ, trồng một cây gì đó thì đầu tiên là đánh giá nhu cầu nước và khả năng chịu úng của nó. Sau đó dựa vào nguyên liệu mình đang có để trộn chất trồng có độ thông thoáng và giữ nước tương ứng. Đương nhiên nếu có đủ các thành phần để nó bổ khuyết hỗ trợ nhau là rất tốt, nhưng cũng không cần quá cầu toàn, bởi sau đó còn phải tưới cây hàng ngày nên nếu chất trồng không đạt mà có chế độ tưới hợp lí thì vẫn trồng cây tốt. Ví dụ: người ta có thể trồng cây thủy canh không cần chất trồng, thì hoàn toàn có thể trồng cây đó lên cát sạch và dùng dung dịch thủy canh để tưới hàng ngày, vậy lúc này chất trồng chỉ là cát. Ngoài ra hiện tại người ta đang nghiên cứu trồng thử nghiệm dạng khí canh, vườn được lập trình để tự động phun sương trong một khoảng thời gian nhất định, cây chỉ cần bám vào giá thể gì đó để sinh trưởng.
Thêm một chút về đánh giá nhu cầu nước và khả năng chịu úng của cây. Cái này thì phải chịu khó "nghe nhìn" thôi ạ. Ai trồng cây thì cũng không thể tránh khỏi những hôm bận việc quên tưới, đồng thời cũng gặp lúc mưa dầm dề ... quan sát qua mỗi lần như vậy để biết khả năng chịu úng chịu hạn của từng cây. Bên cạnh đó còn phải rút ra bài học từ kinh nghiệm của người khác, hay những lần giâm cành bị úng ...
Chúc cả nhà trồng cây tốt!
CHIA SẺ VỀ CHẬU VÀ CHẤT TRỒNG HOA HỒNG TRỒNG CHẬU
Gần đây một số bạn hỏi mình vài vấn đề về hồng ngoại. Mình luôn cố gắng trả lời hết, dù bạn có quen biết mình hay không. Vì trước đây, mình cũng như các bạn, khi mới trồng không có kinh nghiệm gì về cây hồng, nhất là hồng ngoại. Lúc đó, mình phải đi hỏi rất nhiều người, và cũng được sư phụ, các anh, chị, các bạn khác chỉ bảo và giúp đỡ nhiều. Nhưng trả lời nhiều quá, cùng một nội dung cho nhiều bạn thì hơi bất tiện cho mình. Để tiện cho các bạn theo dõi, mình viết ra đây vài vấn đề các bạn thuờng quan tâm. Có điều, những gì mình viết ra đây là cách làm, là QUAN ĐIỂM RIÊNG của mình, chỉ để cho các bạn THAM KHẢO. Đồng thời, mình cũng rất mong muốn nhận được góp ý, phê bình của các anh, chị và các bạn trên tinh thần chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau.
Trước hết, mình muốn chia sẻ với các bạn vấn đề mà mình cho là quan trọng nhất khi trồng cây trong chậu: chất trồng cho cây hoa hồng trong chậu.
Nên trồng trong chậu hay trồng thẳng ra đất (vườn)?
Tất cả các loại hoa hồng tốt nhất nên trồng thẳng ra đất. Do nhà mình nghèo, vợ keo, không chiều ý mua vườn cho mình nên mới phải trồng hoa hồng trong chậu!
1. Chậu trồng
Chậu trồng cây hoa hồng nên chọn loại có kích thước phù hợp với kích thước cây mà bạn mua về. Thế nào là phù hợp thì theo mình, nó to hơn bầu đất của cây bạn định trồng một mức vừa phải. Thế nào là vừa phải? Nếu là hồng chậu, mình thường chọn chậu cao gấp đôi, to gấp rưỡi cái chậu (hoặc bầu đất cũ). Mình chỉ làm theo cảm tính, chưa tìm ra căn cứ khoa học về cái sự vừa phải.
Nếu là bareroot, mình thường chọn chậu cao 50-60cm, rộng ít nhất 30-40cm, tuy nhiên, còn phải căn cứ vào kích thước bộ rễ. Cây bareroot thường là cây có tuổi, nên bộ rễ của nó khủng lắm, vừa dài vừa to. Tuy vậy, theo mình trước khi trồng bạn có thể cắt tỉa bớt bộ rễ để phù hợp với cái chậu mà bạn có thể tìm được.
Theo mình, chậu trồng hoa hồng tốt nhất là chậu đất nung, nó có mức giữ ẩm vừa phải, mát. Tuy vậy, tùy thuộc vào vị trí đặt chậu, các bạn có phải di chuyển chậu nhiều hay không. Nếu phải di chuyển nhiều, chậu nhựa cứng là loại hợp lý nhất. Riêng với cây bé (cây bandsize chẳng hạn), nên dùng chậu nhựa, vì rất nhanh sau đó bạn sẽ phải thay chậu. Chậu trồng hồng nên dùng loại thuôn, đứng (chiều cao dài hơn đường kính chậu), không nên trồng chậu nông, bầu.
2. Chất trồng:
Đối với người trồng hoa hồng trong chậu, vấn đề quan trọng nhất, và là vấn đề đầu tiên phải quan tâm: Chất trồng cho cây trồng chậu. Nếu chất trồng không phù hợp, hoặc là cây chết rất nhanh sau khi trồng, hoặc là nó sẽ rất yếu ớt, chậm phát triển, ra hoa xấu… và tệ nhất, phải mất khá lâu bạn mới nhận ra nó có vấn đề, lúc đó thì cái cây đã ra đi hoặc sắp ra đi rồi.
Thành phần của chất trồng, tỷ lệ trộn có liên quan đến mức giữ nước, giữ phân bón, do vậy, với mỗi công thức chất trồng khác nhau, bạn phải lưu ý điều chỉnh liều lượng nước tưới, bón phân và cả cách tưới, cách bón phân.
Chất trồng cho cây hồng TRONG CHẬU, và chất trồng cho cây hồng NGOÀI VƯỜN là khác nhau. Tại sao lại khác nhau, các bạn nên tìm hiểu về chất trồng cho cây trong chậu nói chung, tại các diễn đàn, trang web có uy tín về làm vườn của nước ngoài. Ở Việt Nam, duy nhất chỉ có cô Xuân Hà, là người viết bài tiếng Việt về chất trồng, cách tưới… cho cây trong chậu, mà mình thấy là đúng nhất, thực tế và có kiểm nghiệm nhất mà mình từng đọc. Mình không dám nói các bài viết của những người khác là sai, nhưng riêng với mình thì mình thấy không phù hợp, vậy thôi! Cô Xuân Hà là chủ Túy Sơn Viên, cô từng viết nhiều bài về một số loại hoa, và cách trồng một số loại hoa, các bạn nên tìm cụm từ khóa “tuý sơn viên chất trồng cây trồng chậu” hoặc cụm từ khoá tương tự sẽ tìm thấy các bài viết của cô. Và nếu tìm thấy blog của cô, các bạn nên tìm đọc càng nhiều bài viết càng tốt!
Khi trồng cây trong chậu, các bạn phải THAY CHẤT TRỒNG ĐỊNH KỲ. Ở nước ngoài người ta khuyên nên thay định kỳ 6 tháng 1 lần. Ở Việt Nam, thường thì mọi người sẽ thay sau 1-2 năm. Thậm chí nhiều người không bao giờ thay chất trồng, kể cả khi cây cũ chết, họ cứ để nguyên chất trồng trong cái chậu cũ rồi trồng cây mới vào – cây của những người này khó mà thọ, và nếu thuộc loại dễ sống quá, thì mình nghĩ cũng không thể đẹp bền vững được.
Về chất trồng cho hoa hồng trồng chậu hiện mình thấy có hai quan điểm:
a. Chất trồng soiless mix:
Loại chất trồng này KHÔNG CÓ ĐẤT. Thành phần của nó tuỳ quan điểm từng người, có người chỉ dùng xơ dừa, có người trộn trấu hun với xơ dừa và phân hữu cơ vi sinh, có người trộn than, trấu, xơ dừa, phân chậm than… Nhiều người mua chất trồng đóng túi, thường bán ở các tiệm hoa về trồng cây hồng, mình đã từng thử nhưng không thành công, và chưa thấy ai thực sự thành công với loại chất trồng này, nó giữ quá nhiều nước.
Soiless mix có rất nhiều ưu điểm: nhẹ, thoáng, giữ ẩm tốt, trộn và vận chuyển đều dễ, ít mầm bệnh… Các bạn có thể tìm đọc thêm ở những bài viết khác, mình không dùng nên mình không dám nói nhiều vụ này.
Ở nước ngoài, họ bán chất trồng đóng sẵn trong bao, riêng cho từng nhóm cây, hoa, đó là soiless mix. Có một thành viên của diễn đàn Gardenweb, rất nổi tiếng với nickname Tapla, ông ấy nghiên cứu và giới thiệu chất trồng mà về sau được gọi là chất trồng của Al, hay là chất trồng Al’s 5:1, các bạn có thể search từ khoá “Al’s soiless mix 5:1” sẽ tìm được. Tuy nhiên, trong thành phần chất trồng của ông ấy có những thứ các bạn rất khó tìm ở Việt Nam, ví dụ như vỏ thông nát, peatmoss… Các bạn lại phải nghiên cứu những thành phần ấy thực chất là cái gì, có tác dụng gì, để tìm thứ tương tự thay thế trong trường hợp không tìm được thành phần mà ông Al giới thiệu.
Ở Việt Nam, cô Xuân Hà đã thử nghiệm chất trồng của riêng cô, dựa theo chất trồng của Al, thành phần gồm trấu và than nát trộn với phân hữu cơ chậm tan. Tuy nhiên, cô Xuân Hà có quan điểm riêng về cây hồng, cô không trồng hồng ngoại và không trồng hồng trong chậu, nên cô không thử nghiệm chất trồng này cho cây hồng.
b. Chất trồng có đất:
Đất vườn được hiểu theo nghĩa đen, đào ngoài vườn, hoặc đào ở chỗ nào cũng được không nhất thiết là cái vườn! Loại đất vườn tốt nhất mà người ta khuyên mình là đất mùn, nhưng thứ này khó kiếm lắm. Ở nơi mình sống là Buôn Ma Thuột, đất vườn ở đây là đất thịt, là đất đỏ bazan, với thành phần nhiều sét. Sét không tốt cho cây trồng chậu, do vậy mình không dùng 100% đất vườn.
Chất trồng loại này có nhiều nhược điểm mà bạn phải tính đến để khắc phục: Rất nặng, giữ nhiều nước, nhiều mầm bệnh… Đặc biệt ở cái vụ mầm bệnh. Đất vườn chứa cả vi sinh hữu ích và có hại, kể cả các loại trùn, sâu, côn trùng có hại. Compost với manure cũng vậy. Trước khi dùng, mình thường xử lý mềm bệnh bằng hai cách: PHƠI NẮNG cho đất và phân thật khô - cách này không ổn vì làm mất dinh dưỡng trong phân, và đất khô thì bụi mù, khó trộn; TRỘN VÔI vào - tỷ lệ thì các bạn tự nghiên cứu, mình làm theo cảm tính nên không dám nói; dùng THUỐC TRỪ SÂU, THUỐC DIỆT NẤM – cách này độc hại, mình khuyên các bạn chỉ bất đắc dĩ, còn thì không nên dùng.
Một vài người tự tính toán, và quyết định phân tầng cho chất trồng (mỗi tầng có một công thức khác nhau). Do mức độ giữ nước, giữ phân của mỗi thành phần chất trồng là khác nhau, liên quan đến nhiều vấn đề khác như kết cấu chất trồng…, theo mình, RẤT KHÔNG NÊN PHÂN TẦNG CHẤT TRỒNG CHO CÂY TRONG CHẬU.
Mình đã thử nghiệm nhiều công thức chất trồng có đất khác nhau:
- Nhân viên của hãng David Austin khuyên mình nên trộn theo tỷ lệ 50% đất vườn + 10% phân hoai mục + 40% còn lại là thứ gì đó làm thoáng đất. Mình chưa thử dùng công thức này bao giờ, vì nhận được lời khuyên khá muộn (sau khi đã mất rất nhiều công trộn đất trồng hồng).
- Thời gian đầu, mình trộn khá phức tạp: Đất vườn 20%, đất Tribat 20%, mùn 20%, phân bò 20%, perlite 25%. Rất nhiều bạn khi mới trồng hồng thường nghiên cứu, rồi tự lượng cho mình tỷ lệ chất trồng, và thường là khá phức tạp. Qua thời gian dài, mình thấy công thức chất trồng như trên là không cần thiết, quá mất công để tìm đủ thành phần, trộn, mà HIỆU QUẢ KHÔNG CAO (mặc dù cây không chết).
- Sau khi được một bạn kỹ sư nông nghiệp tư vấn, mình đã điều chỉnh công thức chất trồng theo tỷ lệ: 50% đất vườn + 25% phân hoai mục (manure – phân chuồng hoai, hoặc compost – phân từ xác thực vật, rác hữu cơ khác ủ hoai) + 25% thứ gì đó làm chất trồng thoáng, dễ thoát nước (cát, perlite, trấu, còn mình chỉ sử dụng vỏ thông nát).
Công thức này mình thấy khá ổn, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, với người bận rộn, để tìm và trộn chất trồng 3 thành phần vẫn là…hơi phức tạp. Nhất là, phân hữu cơ hoai mục và vỏ thông nát hiện không còn dễ kiếm ở đô thị.
- Do bản tính lười, và sau một thời gian thử nghiệm, HIỆN NAY mình quyết định điều chỉnh công thức chất trồng một lần nữa, đã trồng thử nghiệm và thấy kết quả tương tự công thức 3 thành phần vừa nêu trên: 50% ĐẤT VƯỜN + 50% XƠ DỪA TRỘN TRẤU (cái này các tiệm hoa mình thấy người ta đều bán) + 1 nắm Dynamic Lifter (phân hữu cơ của Yates – Úc, các bạn có thể thay thế bằng loại phân khác, nhưng chỉ nên dùng phân hữu cơ, và nếu là phân ủ thì phải thật hoai mục). Hiện tại, do không có thời gian, mình không phơi nắng hay làm gì khác (trộn vôi, xử lý thuốc hóa học…), chỉ đơn giản là trộn rồi trồng thôi. Dĩ nhiên, nấm, bệnh là thứ phải chấp nhận, theo cảm nhận của mình là không nghiêm trọng lắm, xử lý được.
Một lần nữa xin nhắc các bạn (các bạn chưa có kinh nghiệm), chất trồng với thành phần khác nhau có mức giữ nước, giữ phân bón khác nhau. Do vậy, liều lượng nước tưới, cách tưới, bón phân cho mỗi loại là khác nhau, bạn phải cân nhắc, lượng ra liều lượng cho loại chất trồng mà bạn sử dụng. Cây hồng có bộ rễ khá nhạy cảm, nếu quá ẩm ướt nó rất dễ thối rễ. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn hãy dùng tay rờ mặt chất trồng, chưa khô thì chưa tưới.
VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GIÂM/CHIẾT CÀNH & GHÉP CÀNH
Thanh Như Lê, về cây OWNROOT, GRAFTED nói nôm na thế này:
1. Theo mình biết, cây giống của hãng là cây F1, nó ra đời bằng phương pháp NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH, tức trồng từ hạt giống. Sau thời gian rất dài thử nghiệm chọn được cây F1 đấy, họ mới NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH. Cây nhân giống vô tính hiếm khi đột biến, và hầu hết là giống cây mẹ hoàn toàn. Họ nhân giống nhiều lần như thế, theo cấp số nhân để có cây hồng chậu bán ra ngoài thị trường.
Nhân giống vô tính theo mình biết hãng họ làm ra cây ownroot (cây giâm, chiết) và cây ghép.
2. Cây ownroot, là cây giâm, chiết, nó không chỉ có ưu điểm giống hoàn toàn như cây mẹ, mà tuổi thọ cũng cao hơn, chịu được khí hậu khắc nghiệt hơn, và ít rủi ro bị virus hơn cây ghép (cái này nói sau). Do vậy, các diễn đàn về hoa hồng ở nước ngoài, mình thấy họ thường khuyên mua cây ownroot.
Hồng Thái 100% mình biết ở VN là cây ghép.
3. Cây ghép (grafted), nó gồm 2 bộ phận: gốc ghép của 1 cây hồng khác, và mắt ghép, hoặc cành ghép được lấy từ cây mà người ta muốn nhân giống.
Cây ghép có ưu điểm: vay mượn cái gốc của một anh lực sĩ, nên nó khỏe hơn, thường là dễ sống hơn. Thời gian nhân giống nhanh hơn, và được nhiều hơn. Nhiều loại nếu trồng ở Việt Nam, là cây ownroot ra hoa không đẹp, ít và yếu (ở nước ngoài cũng vậy, nhiều loại hãng chỉ bán cây ghép ko bán cây ownroot, như Summer Song chẳng hạn). Nhược điểm của nó: vòng đời ngắn hơn; thế cây khó mà đẹp được (trừ hồng tiêu chuẩn - standard roses); luôn phải xử lý sucker (cây con mọc lên từ gốc ghép); nếu ko biết chăm, mắt ghép chết thì cây đấy...vứt đi!
4. Về cây hãng và cây Thái thế này nhé:
- cây hãng có 2 loại: ownroot và grafted. Cây ghép của hãng được ghép đảm bảo trên 3 yếu tố: gốc ghép đảm bảo (họ đặt hàng từ những hãng chuyên sản xuất gốc ghép uy tín, chất lượng, nổi tiếng thế giới như Dr Huey chẳng hạn); mắt ghép khỏe mạnh (từ cây thuần chủng của hãng), kỹ thuật ghép đảm bảo. Trước khi xuất ra, họ còn kiểm tra, kiểm dịch, blabla... nên mua cây hãng dù ownroot hay grafted đều có thể an tâm.
- cây ghép của Thái, mình được biết gốc ghép lấy từ cây hồng dại, ko có ai kiểm định chất lượng gốc ghép. Mắt ghép từ đâu cũng...bó tay, và kỹ thuật ghép họ như thế nào mình...ko rõ.
Cây hồng dại có một nhược điểm là rất hay bị virus. Còn virus ở cây hồng nó nguy hiểm thế nào, các bạn nên lên mạng tìm hiểu xem. Theo mình biết, virus nói chung ở cây hồng nó nguy hiểm hơn cả...bệnh sida ở người vậy. Vì sida người ta vẫn ráng chữa, còn cây hồng bị virus ngta chỉ có vứt đi thôi, thậm chí đào sạch cả gốc, rễ để tận diệt (ở nước ngoài).
Chơi hồng Thái như chơi sổ xố. Xin lỗi các bác bán hồng Thái, nhưng em nói thật, em có một thắc mắc mà em tin là cả người sản xuất họ cũng khó giải thích:
Hãng chỉ bán hoa chứ ko bán cây hồng cắt cành, ví như Juliet hay Keira của DA. Ko có bất kỳ một hãng nào bán cây hồng cắt cành này. Riêng người Thái có để bán! Vì vậy, chắc chắn là em chưa thấy một người nào ở Việt Nam trồng hoa Juliet, Keira... Thái mà ra hoa như mẫu cả. Hai nữa, những ai đã trồng hồng Thái sẽ thấy hoa của cây hồng Thái có những điểm khác với hoa của hãng, từ cách ra hoa đến form hoa. Cái này em.không dám nói nhiều, vì...em ko còn cây hồng Thái nào cả.
TƯỚI NƯỚC CHO CÂY TRONG CHẬU
Chủ đề thứ hai mà mình muốn trao đổi (tức là hy vọng sẽ nhận được phản hồi từ phía các bạn) là TƯỚI NƯỚC CHO CÂY TRONG CHẬU.
Sau khi đọc hai bài viết nêu trên, các bạn sẽ thấy:
- Tưới nước cho cây trong chậu thực sự là không dễ;
- Cây dễ chết do dư nước hơn là thiếu nước;
- Mỗi loại chất trồng khác nhau sẽ có mức giữ nước khác nhau, và do đó, cách tưới và liều lượng tưới khác nhau.
Khi trồng hoa hồng, mình không dùng soiless mix, mà dùng CHẤT TRỒNG CÓ ĐẤT. Do vậy, cách tưới, liều lượng nước tưới của mình khác khi dùng soiless mix.
1. VỀ CÁCH TƯỚI:
Tại sao mình lại nêu vấn đề cách tưới? Bạn để ý mà xem, bạn tắm bằng vòi hoa sen, với dùng ca múc nước, hoặc nhảy vào trong bể, dùng vòi xịt… sẽ có cảm nhận hoàn toàn khác nhau. Ở đây, mình không đề cập đến cảm nhận của Cây, vì cũng chẳng biết mấy em nó thích tắm kiểu gì. Thôi, không được bồn tắm đứng, xông hơi, sauna thì ta xài đại cái ca mà tắm cũng sạch, nhưng, tắm cách nào thì cũng phải SẠCH, đó là mục đích của việc tắm, còn nếu ngon hơn, thì tắm để THƯ GIÃN! Mục đích của việc tưới là giúp cho cây NHẬN ĐỦ NƯỚC, ngoài ra, giúp cho chất trồng loại bớt thứ có hại cho cây, là MUỐI – thường đọng ở đáy chậu, do hậu quả của việc bón phân để lại. Cái mình muốn nói, là cách bạn tưới nước sẽ tác động đến cách mà chất trồng nhận nước, giữ nước, và thậm chí là KẾT CẤU CHẤT TRỒNG.
- Tưới bằng bình xịt phun sương có cái lợi là giúp cho chất trồng ngấm nước đều, ít tác động đến kết cấu chất trồng. Nhược điểm của nó là mất nhiều thời gian, công sức. Nếu bạn chỉ tắm cho em bé, một cái chậu xinh xinh như bình phun sương là đủ. Nhưng nếu là tắm cho cả đàn heo, chỉ có cách dùng vòi xịt thôi ạ!
- Mình thường tưới bằng ca múc nước. Tưới cách này thì khá nhanh. Nhưng phải lưu ý mấy điểm:
+ Chậu nhỏ, chất trồng thoáng, kết cấu không chặt, dễ xáo trộn, nhất là khi mới trộn và trồng thì không nên tưới mạnh tay, mà cần tưới chậm, nhẹ, hạ thấp ca xuống đễ dễ điều chỉnh cường độ và mức độ nước tưới. Tưới mạnh quá chất trồng lộn hết lên, nước ra nước, cái ra cái thì chả còn giá trị gì của cái việc trộn chất trồng nữa! (người mới trồng thường hay mắc lỗi này). Nên tưới vòng tròn, đều, chậm để chất trồng ngấm đều đến xuống đáy chậu, phải tưới cho đến khi NƯỚC CHẢY RA KHỎI ĐÁY CHẬU.
+ Chậu to, nếu mới trồng, do kết cấu chất trồng chưa ổn định (chưa nén đều) thì nên tưới như cách tưới với chậu nhỏ. Khi đã trồng một thời gian, chất trồng có đất thường nén chặt lại, cứng lại, viền bao quanh bầu chất trồng dễ nhận nước hơn xung quanh phần trung tâm, bầu rễ. Nếu tưới ẩu, với chất trồng khi đã khô cứng, thường xảy ra trường hợp chỗ bao quanh, mặt chất trồng, đáy chậu đậm nước, nhưng ở giữa thì nó không ngấm kịp, khô. Lúc ấy, thấy nước chảy ra ngoài, bạn sẽ tưởng là đủ rồi, dư rồi, nhưng thực ra chưa đủ đâu. Vậy làm sao để biết nước có ngấm xuống đều hay không? Ban đầu bạn hãy tưới chậm, đều để nước thấm dần, thường nó sẽ thấm khá nhanh (không thấm là phải xem lại) thấm đều tất cả các vùng trên mặt chậu. Khi làm vài lần, bạn để ý thì sẽ cảm nhận được cái đoạn tưới chậm để thấm đều chất trồng là bao nhiêu. Sau ca thứ nhất (hoặc nửa ca thứ nhất chẳng hạn), bạn có thể tưới mạnh tay hơn cho đỡ mất công.
Về cách tưới, chủ yếu mình viết để giúp các bạn mới trồng cây, ai trồng nhiều, lâu rồi thì sẽ tự điều chỉnh cách tưới cho phù hợp.
Các bạn nhớ, phải tưới cho đến khi NƯỚC CHẢY RA KHỎI ĐÁY CHẬU.
2. VỀ LƯỢNG NƯỚC TƯỚI:
- Chất trồng khác nhau có mức giữ nước khác nhau:
+ Nếu là soiless mix với thành phần như của cô Xuân Hà, các bạn không bao giờ sợ cây thừa nước.
+ Soiless mix là chất trồng bán sẵn (đất Tribat, xơ dừa…) có mức giữ nước rất kinh khủng, mình thấy nếu chỉ trồng riêng nó sẽ rất khó điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Ớn nhất là dưới đáy chậu, nước trữ như một vũng lầy, phần trên lại rất nhanh khô. Do vậy, nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thấy bề mặt chất trồng khô tưởng cây sẽ thiếu nước, cứ liên tục tưới cho đến khi…cây chết! Cây thừa nước dễ chết lắm, nhất là cây hồng. Nghe kể, có bạn tưới đến mấy lần một ngày, tưới thế, người cũng chết huống chi cây!
+ Nếu bạn có khả năng tự tính toán và tự trộn soiless mix thì mình xin phép không bàn tới, khi đó, bạn quá rành chuyện tưới rồi.
+ CHẤT TRỒNG CÓ ĐẤT, nhất là đất nhiều sét sẽ giữ nhiều nước KHI MỚI TRỘN ĐỂ TRỒNG CÂY – do lúc đầu bạn trộn đều, đất tơi (nếu nén chặt nó sẽ giữ nước lại ác liệt hơn, thậm chí không thoát nước). Sau một thời gian, kết cấu ổn định, cây ra nhiều rễ, chất trồng sẽ nhanh khô hơn, vừa do cây hút nước nhiều hơn, vừa do kết cấu chất trồng thay đổi.
Với công thức chất trồng mình đang dùng (đã nói ở bài viết trước), khi mới trồng chậu lớn mình có nén nhẹ, và tưới đẫm không sợ úng đáy.
Với chất trồng có đất, bạn phải căn đến khi mặt chất trồng hơi khô mới được tưới. Chậu nhỏ nhanh khô hơn chậu lớn. Mặt chậu rộng nhanh khô hơn mặt chậu hẹp (đường kính mặt chậu).
Với chậu nhỏ, dưới 1 gallon, mình thường đợi mặt chất trồng khô rồi mới tưới. Với chậu lớn, khi mới trồng cây, mình thọc ngón tay vào chất trồng, đợi phần đất dưới 1 đốt ngón tay khô (hoặc 2 đốt ngón tay hơi khô) mới tưới. Sau vài lần, bạn sẽ tính được bao nhiêu lâu tưới 1 lần, tưới bao nhiêu nước (mình thường tính bằng ca) cho cái chậu ấy. Cách thứ 2 để kiểm tra lượng nước và thời điểm tưới, nghe có vẻ hơi mạo hiểm, là đợi cây hơi có hiện tượng héo mới tưới. Đây là mình nói cây khỏe mạnh nhé, chứ cây héo vì lý do khác (rễ yếu, đặt ở vị trí quá nắng, nóng…) thì không tính.
- Loại cây khác nhau, cùng một loại cây nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau có nhu cầu nước khác nhau: Cây hoa hồng, cây dạ yến thảo, cây păng xê…(cây khác nhau) có nhu cầu nước khác nhau (chất trồng cũng khác), đừng áp dụng 1 loại chất trồng, 1 mức nước, 1 cách tưới cho tất cả các loại cây, các loại chất trồng, các loại chậu.
Cây lớn cần nhiều nước hơn cây bé. Cây trồng lâu, khỏe cần nhiều nước hơn cây mới trồng, yếu.
Với chậu dưới 1 gallon, ở nhà mình nếu cây mới trồng, đặt chỗ ít nắng có khi cả tuần mới tưới 1 lần. Với chậu cũng 1 gallon, nhưng cây trồng được 1 tháng rồi chẳng hạn, có thể 3-4 ngày tưới 1 lần (cái này bạn phải tự căn, tính chứ đừng áp dụng theo mình, vì mỗi nơi có loại đất vườn khác nhau, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió… khác nhau). Với chậu lớn (vài chục lít), thì lâu hơn, thường 5-7 ngày 1 lần (với cây đang khỏe mạnh bình thường).
Với chất trồng mình đang dùng, chưa có mùa nào, chưa có loại chậu nào mình tưới nước hàng ngày cả. Nói vậy để các bạn lưu ý, phải căn lượng nước, tần suất tưới cho từng loại cây, từng loại chậu.
- Thời tiết khác nhau, cây cần lượng nước tưới khác nhau.
Như vậy, với CHẤT TRỒNG CÓ ĐẤT, việc tưới nước không đơn giản lắm, khi có kinh nghiệm tự điều chỉnh được thì không nói, nếu bạn mới trồng cây, phải ngâm cứu để căn, tính. Nhưng nguyên tắc cần nhớ là: tưới dư nước cây dễ chết, nhanh chết hơn là tưới thiếu nước.
Cuối cùng, mình thật sự mong muốn được các bạn chia sẻ về kinh nghiệm tưới nước của bạn, kể cả phân tích, thảo luận để chỉ ra cái chưa ổn trong bài viết của mình thì càng tốt, để giúp cho mình và mọi người có cách nhìn nhận đúng, làm đúng một chuyện tưởng là dễ: TƯỚI NƯỚC CHO CÂY TRONG CHẬU.
Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc, và chia sẻ kinh nghiệm của bạn, chúc ngủ ngon!
1.TRỒNG CÂY VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG:
*Trộn đất trồng gồm đất sạch, mụn dừa, trấu hun, than nát tạo thành một hỗn hợp xốp, thoáng. Trộn trichoderma (nấm đối kháng) với phân hữu cơ Grobel, rồi trộn với một phần đất đã trộn, bỏ đầy khoảng 1/2 chậu trồng, ấn chặt.Phủ lên một lớp đất mỏng không phân tránh cho rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân. Đặt cây vào, một tay giữ cây ngay ngắn, một tay xúc số đất k phân còn lại đổ đầy xung quanh, ấn nhẹ tay tránh đứt rễ. chỉ cần cho cây đứng vững.
*Khi mới trồng, thay chậu, rễ cây bị tổn thương, Ngay sau khi trồng xong, dùng thuốc ra rễ bền, khỏe cây Bioking – L (Úc), gói 15ml pha 16l nước, tưới hoặc phun gốc. 7-10 ngày/lần, kết hợp với phun Atonik kích thích sinh trưởng.Để cây chỗ mát, thoáng khí.
*Khi cây ổn định,( khoảng 1 tuần,) cho cây ra nắng nhẹ, dùng Lampard(Anh), gói 10gr pha 8l nước, phun và tưới lá cành gốc 10-14 ngày/lần để kích chồi và giúp cây cứng chắc khỏe mạnh.
*Cho cây ra nắng nhiều dần, khi chồi 2cm phun Bio 8 (Anh), chai 100ml, kích mầm to, mập, nhanh kết nụ. 10ml pha 8l nước, phun và tưới lá cành gốc
*Khi cây sắp kết nụ, muốn cây ra hoa đều, đẹp, bền, dùng Rong biển (Canada), gói 10gr pha 16-32l nước, phun lá.
*Bón phân gốc: Hoa hồng ưa phân hữu cơ, Brobel (Bỉ) được khuyên dùng vì có tới 70% là hữu cơ cung cấp cho đất và có thành phần NPK dễ tiêu, tỉ lệ N (đạm) cao thích hợp bón lót khi mới trồng hoặc thay chậu, thời kỳ cây đang hoàn thiện thân lá, sau khi cắt tỉa cành. Grobel có bổ sung MgO thúc đẩy quá trình tạo hoa, hỗ trợ quang hợp và hô hấp của cây.
+Khi cây vào thời kỳ chuẩn bị ra nụ, bón phân gà Dynamic Nhật,một loại phân chất lượng cao. Phân này có tỉ lệ P (lân) cao thúc đẩy quá trình ra hoa. Phân gà rất thích hợp với hoa hồng.
+Phối hợp xen kẽ bón phân hữu cơ và phân vô cơ NPK cho từng thời kỳ thích hợp. Định kỳ một tháng bón phân 2 lần.
*Nếu cây cằn, yếu, k xanh tốt, phải dùng Bio 8 phục hồi, liều lượng như trên
*Nếu cây tốt tươi mà chậm ra hoa dùng HVP 1601WP(tỉ lệ NPK là 10-50-10) hỗ trợ rất tốt cho cây ra hoa
*Để cung cấp cân đối và đầy đủ Đa-Trung-Vi lượng cho cây dùng HVP 401N xen kẽ với các loại phân bón lá, giúp cây khỏe và tránh những bệnh thiếu vi lượng
*Nếu cây đang có bệnh tuyệt đối k được bón phân, phải chữa bệnh dừng mới bón. Vì cây đang yếu, nếu bón cây k hấp thu được mà bệnh nặng thêm , chết nhanh hơn.
2.CHỮA BỆNH:
*Nấm,phấn trắng: Dùng Amistar Top 325C, lọ 10ml pha 16l nước phun đẫm thân, lá, cành
*Đốm đen, rỉ sắt, phấn trắng: Dùng Anvil 250SC đặc trị (Bayer- Đức), lọ 50ml,
*Thối thân, thối rễ: Dùng Monceren 250SC, lọ 50ml, pha 10ml/16l nước tưới hoặc phun gốc
*Trị bọ trĩ: Confidor rất hữu hiệu ( Dùng thêm sokupi và marshan phun luân phiên để tránh kháng thuốc). Nếu vườn hồng của bạn vừa bị bọ trĩ vừa bị nhiều loại sâu khác tấn công thì dùng kết hợp thêm Pegasus hoặc Marshal mới hết được
*Trị nhện đỏ: Dùng Nissorun hữu hiệu ( dùng thêm sokupi phun luân phiên để tránh kháng thuốc) Nếu vườn nhiễm cả nhện đỏ và các loại sâu khác thì dùng kết hợp thêm Pegasus với 1 trong 2 loại thuốc trên
*Để trừ sâu tổng hợp trên hoa kết hợp: Thuốc sinh trưởng Lampart hoặc Rong biển hoặc Bio 8 với thuốc bệnh:
+Sokupi + Marshal
+Sokupi + Confidor
+Pegasus
*Để sử lý đất, trị mầm bệnh trong đất gây hại cây; dùng Trichoderma( Ấn độ), gói 100g,trộn với phân chuồng khi bón lót trồng cây, phun đẫm mặt đất, gốc , cành và lá để phòng bệnh hoặc khi cây có hiện tượng nhiễm bệnh.
Tất cả các loại thuốc này hiện đang có tại Sạp thuốc Hoa hồng
BẢNG GIÁ:
(Bản sạp cố gắng đưa ra giá thấp nhất có thể cho các đồng nghiện. Nếu có bà con nào thấy sản phẩm nào có giá cao hơn thị trường vui lòng ib cho bản sạp để ý cò lại với nhà cung cấp , vì giá bản sạp đưa dựa trên giá nhập, trừ chi phí và một chút công thôi. Mong rằng luôn luôn được phục vụ bà con nhiều sản phẩm với giá thành rẻ, chất lương cao)
@.Bộ chăm sóc cây:
1.BIOKING- L: (ra rễ nhanh mạnh và bền hơn N3M, phục hồi bộ rễ bị tổn thương, cứng cây, ra hoa nhanh, hoa to, giải độc phân, ngộ độc hữu cơ, tăng sức đề kháng ), gói 15ml: 80k/chục, 9k/gói
Lọ 100ml: 59k/lọ (tiết kiệm được 21k)
2.ATONIK 1.8sl (Kết hợp tốt với Bioking-L khi cây mới trồng, kich thích sinh trưởng cây trong mọi giai đoạn, an toàn) gói 10ml: 68k/chục, 8k/gói
3.LAMPART (kích chồi, dưỡng hoa, phát triển mạnh bộ rễ,cứng cây, xanh lá, tăng đẻ nhánh , nhảy chồi) gói10gr: 80k/chục, 9k/gói
Lọ 100gr: 59k (tiết kiệm được 21k)
4.BIO 8 (kích chồi nhanh mạnh, ra rễ, tái sinh rễ, phục hồi cây, kích hoa), lọ 100ml: 49k/lọ
5.RONG BIỂN (kích hoa,,bền hoa, giải độc, bổ sung vi lượng) gói 10g; 80k/chục, 9k/gói
6.HVP401N (Cung cấp cân đối Đa- Trung- Vi lượng, hạn chế hiệu quả các bệnh thiếu vi lượng):: 25k/lọ 250ml
7.HVP1601WP (tỉ lệ NPK là 10-50-10 hỗ trợ tốt cho cây ra hoa): 25k/lọ 100gr
8.VTM B-1 (ra rễ, khỏe cây, kích thích sinh trưởng): 35k/l0j 235mlTNC Fist (phân cá dạng dung dịch của Mỹ) chai 250ml:45k/chai/ chai 0,5l: 80k/lọ, chai 1l: 14ok/lọ
9.GROBEL - Bỉ ( phân bón hữu cơ Magiê) túi 2kg: 80k/túi
10.Phân gà Dynamic Nhật túi 1kg: 25k/túi
@.Bộ chữa bệnh cho cây
1.CONFIDOR ( đặc trị bọ trĩ) lọ 20ml: 28k/lọ
2.NISSORUN (đặc trị nhện đỏ) lọ 50ml: 38k/lọ
3.ANVIL (Trị phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt, lở cổ rễ cây con) gói 20ml: 85k/chục, 10k/gói
4.AMISTAR TOP (trị nấm phổ rông, phấn trắng), lọ 10ml; 25k/lọ
5.MONCEREN 250SC (trị nấm phổ rộng,thối thân thối rễ) lọ 50ml: 35k/lọ
6.CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA- Ấn độ ( là nấm đối kháng cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh trong đất, thâm nhập vào bên trong cơ thể và tiêu diệt vk . Có 2 tác dụng: 1: phòng và trị nấm đất gây bệnh đen thân, thối thân thối rễ, héo rũ, héo xanh. 2. Phân hủy nhanh xác bã thực vật làm phân bón ) ( không dùng chung với vôi và các loại thuốc chữa bệnh)
Gói 100gr = 25k/gói. Gói 50gr = 13k/gói
7.SOKUPI (trị nhện đỏ+ bọ trĩ, các loại sâu, thường dùng phun luân phiên với confidor và nissorun chống bọ trĩ, nhện đỏ nhờn thuốc) gói 10ml: 75k/chục, 9k/gói
Lọ 100ml: 59k/lọ ( tiết kiệm 16k)
8.MARSHAL ( trị rệp sáp, bọ trĩ, các loại sâu...) gói 20ml 85k/chục, 10k/gói
9.PERGASUS (trị bọ phấn, rệp, nhện) gói 10ml: 20k/gói,
10.CARBENZIM ( trị đốm đen, phấn trắng): lọ 100ml,
11.VALIDACIN- Nhật (trị ấm bệnh phổ rộng), lọ 100ml
12.ALIIETTE 800WG- Đức ( thuốc lưu dẫn cực mạnh trị nấm thân, nấm rễ), gói 100gr: 50K/gói
13.RIDOMIL GOLD 68WG- Pháp ( thuốc nội hấp cực mạnh trị nấm, vi khuẩn), gói 100gr: 47k/gói
14.MELODY- Đức (Đặc trị sương mai), gói 100gr: 45k/gói
15.LINO OXTO 200WP đặc trị các bệnh do vi khuẩn), gói 14gr: 25k/gói
Kỹ thuật Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng
Cây xanh Thăng Long -
Cây hoa Hồng có xuất xứ từ Trung Quốc, ấn Độ, sau đó mới du nhập qua Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari, Châu Âu. Hoa hồng du nhập vào Việt Nam từ Châu Âu và từ Trung Quốc.
I. giới thiệu chung
Cây hoa Hồng có xuất xứ từ Trung Quốc, ấn Độ, sau đó mới du nhập qua Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari, Châu Âu. Hoa hồng du nhập vào Việt Nam từ Châu Âu và từ Trung Quốc.
Hoa Hồng đợc coi là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao vươn tới cái đẹp. Với nhiều ưu điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể dùng làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng bồn bonsai, trồng trang trí trớc và xung quanh nhà.
II. Đặc điểm thực vật học
1. Rễ: Rễ Hồng thuộc loại rễ chùm, ăn ngang rộng, khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ.
2. Thân:Thuộc loại nhóm cây thân gỗ, thân bụi thấp, có nhiều cành và gai cong, có giống nhiều gai, có giống ít gai.
3. Lá:Lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá chét có nhiều răng ca nhỏ, tuỳ giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng ca nông hay sâu hay có hình dạng lá khác.
4. Hoa: Có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, một số giống có mùi thơm nhẹ, đài hoa có màu xanh.
5. Quả:Quả hình trái xoan, trong chứa rất nhiều hạt, thuộc loại quả nang.
III. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1. Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trởng và ra hoa của hoa hồng. ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác nh nhiệt độ, thoát hơi nớc.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23-25oC. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 16oC. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trởng chậm, sản lợng thấp nhng chất lợng hoa cao và ngợc lại.
3. Độ ẩm
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nớc. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa hồng từ 70 – 80%.
4. Đất đai
Đất thích hợp cho Hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5, có đầy đủ ánh sáng.
IV. Các giống trồng hiện nay
Hoa Hồng có hơn 350 loài đợc phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc có thể phân chúng thành các nhóm giống sau:
1- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
2- Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
3- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
4- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
5- Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
6- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.
Hiện nay đang có một số giống hồng rất đợc thị trường ưa chuộng và rất phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam là các giống: Đỏ Pháp, vàng yến Hà Lan, phấn đỏ Trung Quốc, trắng Mỹ, đỏ xác pháo Trung Quốc và các giống VR2; VR4; VR6; VR9; VR10.
V. Các phương pháp nhân giống hoa hồng
Có thể nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành, ghép, lai hữu tính, chọn giống từ biến dị chồi hoặc từ cây nuôi cấy mô.
1.Các bước tiến hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành
1.1. Thời vụ nhân giống:
Nhân giống hồng bằng cành giâm có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong năm (với điều kiện đảm bảo đúng theo qui trình nhân giống), nhng tốt nhất vẫn là ở 2 thời vụ chính
- Vụ xuân (từ tháng 2-4)
- Vụ thu (từ tháng 8- 10)
ở 2 thời vụ này cây giống nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời khi trồng ra sản xuất tỷ lệ cây chết cũng thấp nhất.
1.2. Chuẩn bị nhà giâm:
Nhà giâm hồng nên thiết kế theo kiểu nhà kính, nhà lới, dạng nhà này vừa có tác dụng che chắn (ma, nắng, cách li sâu bệnh), vừa có điều kiện để áp dụng công nghệ mang tính chất công nghiệp cao (hệ thống phun tới, hệ thống điều khiển ánh sáng...) Trong điều kiện cha có khả năng làm các kiểu nhà này, thì có thể thiết kế theo kiểu nhà giâm đơn giản, nhng là nhà có mái che và phải đảm bảo đợc yêu cầu về ánh sáng. Có thể sử dụng nilông hoặc tấm nhựa PE làm mái.
1.3. Chuẩn bị giá thể giâm:
Yêu cầu của giá thể giâm hồng là phải làm bằng vật liệu vừa đảm bảo sự tơi xốp, có khả năng thoát nớc tốt, đồng thời có tính giữ ẩm cao. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở điều Việt nam là: 2/3 trấu hun + 1/3 đất đồi, nếu không có đất đồi có thể thay thế bằng đất phù sa hoặc cát, cát vàng.
Tất cả các loại giá thể trên phải đợc sàng lọc loại bỏ những tạp chất, phơi khô và phải đợc khử trùng bằng VibenC 1%, trớc khi đa vào giâm, Giá thể sau khi xử lý đem đóng vào khay nhựa chuyên dụng dùng cho hồng giâm.
1.4. Chọn, cắt cành giâm:
Vờn hồng dùng để cắt cành cần có chế độ chăm sóc riêng, ngoài chế độ bón thông thờng cần bón thêm 50 kg urê, 70 kg kali cho 1ha.
Dùng loại cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non, tốt nhất là chọn loại cành đang mang hoa ở giai đoạn sử dụng, cành có các mắt bằng hạt gạo, không nên lấy những cành có mắt mù hoặc mắt đã bật lộc. Chiều dài của đoạn cành dùng để giâm từ 8-10 cm, trên đó có từ 2 - 4 mắt. Khi cắt cành, cắt vát khoảng 30O. Dùng dao (kéo) sắc cắt, không để vết cắt bị dập nát. Mỗi đoạn cành giâm giữ lại từ 1- 2 lá chét ở cuống lá phía trên.
1.5. Xử lý thuốc:
Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng một trong 2 loại thuốc điều tiết sinh trởng là IAA và NAA thơng phẩm nồng độ từ 500 – 700ppm, sau khi cành cắt xong đem nhúng nhanh vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ 3 - 5 giây rồi cắm vào giá thể.
Sử dụng cồn làm dung môi để pha thuốc (vì cồn vừa có tác dụng hoà tan thuốc, vừa có tác dụng diệt khuẩn vết cắt trớc khi giâm).
1.6. Thao tác giâm cành.
Dùng tay cắm cành thẳng đứng, ngay ngắn, cắm sâu 1,5 - 2 cm. Cắm vào chính giữa các lỗ trong khay đã đợc chuẩn bị sẵn (khay này đợc thiết kế chuyên dụng cho hồng giâm)
1.7. Kỹ thuật phun, tới nước :
Phải luôn luôn đảm bảo độ ẩm cho cây, điều kiện độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể trong 3 ngày sau giâm đạt ở mức 95% là tốt nhất. Sau 3 ngày giâm có thể giảm độ ẩm giá thể xuống 85 – 90%.
Trong điều kiện cha áp dụng đợc công nghệ cao tạo độ ẩm bằng máy tính tự động (chỉ có ở một số cơ sở lớn mới có điều kiện áp dụng) thì có thể áp dụng hệ thống phun tới bằng chế độ hẹn giờ theo thời gian có Rơle tự ngắt, thời gian hẹn này tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Với điều kiện mùa khô đặt ở chế độ phun là 50 giây, khoảng cách giữa các lần phun từ 15 - 20 phút (ban ngày), 60 - 90 phút (ban đêm). Với điều kiện mùa ẩm đặt ở chế độ phun là 30 giây, khoảng cánh các lần phun từ 30 - 40 phút (ban ngày), 120 - 180 phút (ban đêm). Hoặc nếu không có thể sử dụng theo phơng pháp thủ công bằng bình, phun nhẹ lên toàn bộ bề mặt luống giâm, chế độ phun này cũng làm theo nh chế độ hẹn giờ.
Trong giai đoạn đầu khi cành cha xuất hiện rễ (khoảng 10-15 ngày) thì công việc phun nớc phải đòi hỏi rất chặt chẽ . Sau khi hình thành rễ bất định, giai đoạn này rễ bắt đầu có khả năng hút nớc từ giá thể thì ẩm độ giá thể luôn phải đợc đảm bảo ở mức 80 – 85%.
1.8. Chăm sóc cành giâm
Phải thờng xuyên nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này là môi trờng truyền nhiễm bệnh.
Sau khi giâm 5 - 10 ngày cần phun lên cành giâm một số loại thuốc kích thích sinh trởng và phân bón qua lá, 10 ngày sau phun lại một lần, (mỗi lứa giâm phun khoảng 2 lần). Các loại chế phẩm thờng sử dụng cho cây hồng giâm là Atonik 1,8%DD 10 ml/bình 8 lít, phân bón lá thiên nông.
Trong thời gian giâm phải theo dõi sâu bệnh trên cành giâm, có thể là tàn d sâu bệnh từ cây mẹ hoặc có thể là sâu bệnh hại mới xuất hiện. Một số loại sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây hồng giâm nh sau:
- Nhện đỏ: Sử dụng Pegasus 500 SC 7-10ml/bình 8lít hoặc Ortus 5SC 10 -12ml/bình 8lít.
- Rệp: Sử dụng Supaside 40ND nồng độ 0,15%; 1 -1,5 lít/ha, Supathion 10ml/bình 8lít.
- Bệnh phấn trắng: Sử dụng Score 250ND nồng độ 8 - 10 ml/bình 8 lít, liều lợng 0,2 - 0,3 lít/ha, Anvil 5SC, nồng độ 6 - 8 ml/bình 8 lít nuớc; liều lợng 1 lít/ha.
- Bệnh đốm đen: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít, đồng ôxyclorua 30 BTN 70 gam/bình 8lít.
- Bệnh gỉ sắt: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít
1.9. Bứng cây đi trồng:
Sau thời gian giâm từ 25 - 35 ngày, (thời gian này phụ thuộc và thời vụ giâm, giống cây giâm), cây ra rễ thì có thể mang đi trồng ngoài ruộng sản xuất. Cây giống đạt tiêu chuẩn mang trồng là cây có rễ ra đều xung quanh, chiều dài rễ đạt từ 3 - 4 cm, còn giữ nguyên lá, mầm bật từ 2 - 4 cm không có vết sâu bệnh. Khi vận chuyển cây đi trồng nên để cả khay hoặc bầu ni lông, lúc trồng nhẹ nhành nâng bầu lấy cây ra khỏi khay hoặc bầu nilông sao cho còn giữ nguyên bầu (bao gồm cả rễ và giá thể) đặt cây xuống và trồng.
2. Bốn cách ghép hoa hồng quý
Đối với những giống hồng địa phương, hồng dại, hồng rừng hay hồng dây leo chỉ nên áp dụng phương pháp nhân giống bằng giâm cành. Còn đối với những giống hồng "khó tính" như hồng lai, hồng nhung ta không nên giâm cành – như hồng nhung rất khó tạo rễ do lượng tinh bột trong cây thấp, không đủ cho nhu cầu tái sinh cây, khối lượng Enzym và Cytokinin nội sinh thấp nên chỉ tạo được mô sẹo mà không phân hóa rễ.
Chiết cành và ghép cành thường được áp dụng cho giống hồng lai, hồng nhung và những giống hồng quý. Cây hồng chiết thường mọc nhanh hơn hồng ghép, nhưng hoa lại không đẹp và không bền bằng cây hồng ghép. Hơn nữa, phương pháp ghép có thể tạo được giống hồng có nhiều màu sắc, kiểu hoa khác nhau trên cùng một gốc (cần ghép mắt cây hồng có màu nhạt trước một thời gian rồi mới ghép mắt hoa màu sẫm). Có nhiều cách ghép hồng: ghép mắt, ghép áp, ghép nêm và ghép xuyên thân. Trong cả bốn cách ghép đều có một đặc điểm chung là: cành làm gốc ghép thường được chọn từ những giống hồng có phổ thích nghi rộng, dễ sống, sinh trưởng mạnh, nhưng hoa lại xấu như giống hồng dại, hồng tầm xuân, hồng leo, hồng sen... Còn cành ghép lại được lấy từ những giống ta mong muốn như giống hồng quý, hồng có hoa đẹp nhưng yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và công chăm sóc rất khắt khe. Cả cành ghép và gốc ghép được chọn thường là cành bánh tẻ và có kích thước như nhau.
2.1. Ghép mắt
Gốc ghép: chọn những cành đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép, có kích thước to bằng chiếc đũa ăn cơm và cắt thành từng đoạn dài 15 – 20 cm đem giâm cho ra rế. Sau khoảng 2 – 3 tháng là có thể dùng để làm gốc ghép.
Mắt ghép: được lấy từ cành ghép, những cành chưa mọc nhánh hoặc mầm. Dùng dao sắc gọt miếng vỏ hình chữ nhật hay hình tam giác gồm cả gỗ có mắt ở chính giữa. Lấy mũi dao tách nhẹ miếng vỏ đó ra sa cho đừng để mắt dính trên phần gỗ. Có thể cắt bớt hai bên rìa phần vỏ này để nó có hình chữ T. Nên tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn và đem ghép ngay vào gốc ghép để chỗ ghép không bị khô nhựa.
Cách ghép:lựa chọn những chỗ ghép không có gai và hướng về phía mặt trời, lau chùi bên ngoài vỏ cho thật sạch và khô ráo rồi dùng mũi dao thật sắc khắc hình chữ T, tách nhẹ hai mí vỏ theo chiều dọc. Tuyệt đối không để bị xơ, không để bụi đất, nước và nhất là mồ hôi rơi vào chỗ mở vỏ. Đặt mắt ghép có chồi hướng lên trên và cho vào gốc ghép. Phần vỏ phải ôm sát thân gốc ghép, mắt ghép không được dập mí và mí trên của mắt ghép phải sát với vết cắt ngang của gốc ghép để việc tiếp nhựa được dễ dàng. Sau đó dùng nilon quấn chặt vết ghép thành nhiều vòng (không nên buộc thành cục dễ đọng nước nơi ghép và nhớ chừa mầm mắt ghép ra để mầm tiếp tục sống và ra lá). Sau 2 – 3 tuần ta có thể mở dây ra, nếu mắt ghép còn xanh và tươi là ghép đã thành công còn mắt ghép khô héo là đã chết, phải ghép lại ở chỗ kế bên.
2.2. Ghép nêm
Gốc ghép: ta tuốt hết lá, cắt bỏ phần ngọn còn non ở cành làm gốc ghép, rồi dùng sao sắc cắt sâu hình chữ V.
Cành ghép: dùng dao sắc vạt hình mũi tên nhọn có kích thước như hình chữ V ở gốc ghép.
Cách ghép: đưa mũi tên nhọn của cành ghép lọt khít vào hình chữ V của gốc ghép. Dùng dây nilon cột chặt lại để giữ chặt. Khoảng ba tuần sau chỗ ghép nêm sẽ liền và ta có được cây hồng mới có hoa đẹp và gốc vững chắc.
2.3. Ghép áp
Trồng giống hồng có sức sống mạnh như hồng dại, hồng rừng... cạnh với giống hồng quı có hoa đẹp, to. Ta chọn mỗi giống một cành có kích thước như nhau cho hai cành đó kề sát nhau. Ngay đoạn chúng có thể cọ sát nhau, ta dùng dao bén cạo sạch vỏ rồi áp chặt chúng vào nhau. Sau đó dùng dây nilon buộc chặt chỗ áp sát đó. Cuối cùng, ta cắt bỏ phần ngọn của cây có hoa xấu để nó dồn sức nuôi cành mới. Khoảng ba tuần sau ta cắt rời thân cây có hoa đẹp, chỉ chừa lại đoạn cành ghép. Như vậy, ta được một cây có gốc sinh trưởng rất mạnh và lại có hoa quý và đẹp.
2.4. Ghép xuyên cây
Cũng giống như ghép áp, ta trồng hai giống hồng cạnh nhau (một giống làm gốc ghép, một giống làm cành ghép). Ở giống hồng làm gốc ghép, chọn một chỗ định dùng dao lưỡi mỏng, có mũi nhọn đâm thủng ngay giữa lõi gỗ. Còn giống hồng làm cành ghép phải tuốt hết lá rồi chọn nơi định ghép, vạt bỏ một đoạn vỏ khoảng 0,5 cm xuyên qua thân cành gốc ghép. Sau đó cho chỗ vạt cỏ nằm gọn trong thân của cành gốc ghép. Bước cuối cùng là dùng nilon buộc chặt hết chỗ ghép đó. Sau ba tuần ta tháo dây, nếu thấy chỗ ghép liền vỏ thì cắt bỏ đoạn cành ghép rời khỏi cây làm cành ghép, để cành ghép sinh trưởng phát triển dựa trên gốc ghép.
Lưu ý: để tỷ lệ ghép sống cao, ngoài thao tác phải nhanh, gọn và chuẩn xác, sau khi ghép xong ta nên che nắng cho mắt ghép và tuyệt đối không được tưới nước lên mắt ghép hoặc cành ghép (tính từ đoạn ghép), mà chỉ nên tưới dưới gốc ghép hoặc gốc của cành ghép. Khi mắt ghép hoặc cành ghép sống thì cắt bỏ hết các mầm nhánh của gốc ghép và phần dưới mắt ghép để tập trung dinh dưỡng nuôi mắt ghép, cành ghép và giảm che nắng để mắt ghép hoặc cành ghép thích nghi dần với ánh sáng. Để giúp mắt ghép hoặc cành ghép mọc nhanh ta nên hòa loãng đạm Urê nồng độ 1 – 2 0/00 tưới cho cây và bấm chồi ngọn của gốc ghép phía trên mắt ghép từ 1 – 2 cm để mắt ghép phát triển nhanh. Khi trồng cây ra đất nên đặt vị trí ghép ngang với mặt đất hay cao hơn một chút để sau này cây mọc khoẻ
3. Tạo giống hoa hồng mới
Phương pháp lai hữu tính - Khử đực: Tháng 4, 5 chọn một số hoa nở ngay trên cây bố mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vào trong, dùng panh gắp hết nhị đực, rồi chụp túi giấy để cách ly. Công việc này nên làm vào 4-5 giờ chiều và không muộn quá 8 giờ sáng hôm sau.
- Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố, bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phấn bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng. Sau khi khô, túi phấn vỡ tung phấn ra.
- Thụ phấn: Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8-10 giờ có thể thụ phấn. Dùng bút lông chấm lấy phấn hoa trong đĩa bôi nhẹ lên đầu vòi nhụy, hoặc trực tiếp dùng hoa đực rũ phấn lên vòi nhụy hoa cái, nên làm lại vài lần để thụ phấn cho chắc.
- Chăm sóc sau thụ phấn: Sau khi thụ phấn có kết quả, rút bỏ túi bao, tăng cường chăm bón cho cây mẹ, bón thêm kali, khống chế không cho ra lộc mới và các cành ở gốc, ngắt bỏ các hoa, nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả và phòng chống sâu bệnh hại. Khi quả chuyển màu đỏ là thu hái được.
- Xử lý hạt: Tách vỏ quả chín lấy hạt, dùng nước lọc bỏ hạt lép. Chọn những hạt đẫy trộn với cát bảo quản trong tủ lạnh 0- 5oC. Ít nhất 2-3 tháng mới nảy mầm. Có thể dùng acid chlohydric (HCl) xử lý phá ngủ.
- Bồi dục cây con: Sau khi hạt nứt vỏ, nhú mầm, ươm cây con vào giàn hoặc đĩa ươm cây. Khi cây con cao 20cm, hoá gỗ mới đem trồng ra ngoài ruộng.
- Sơ tuyển: Sau khi trồng 3-5 tháng cây mọc được 5-7 lá thật, có nụ và hoa, có thể sơ tuyển. Chọn cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa liên tục, nhiều hoa, màu sắc tươi, dáng đẹp, cánh hoa từ 10-25 cái, cành có độ dài vừa phải, cứng, thẳng, gai ít, lá hình dáng đẹp, nhẵn, kháng chịu bệnh cao.
- Chọn lai: Cây con phải chọn nhiều lần. Cây chọn được lần đầu mang ghép hoặc giâm cành để nhân ra 6-7 cây. Năm thứ 3 ghép những cây đã chọn được ở năm thứ 2 để nhân ra 70-90 cây. Năm thứ 4 nhân ra 1.000 cây, tiến hành bình chọn năng suất, chất lượng hoa và tính chống chịu.
4. Phương pháp chọn giống biến dị chồi
Phương pháp này là bồi dục giống từ các chồi đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo, các giống được tạo ra theo cách này có rất nhiều tính trạng giống mẹ, nó giữ được phần lớn ưu điểm của cây gốc và cải thiện khuyết điểm. Phương pháp này rất đơn giản, dễ làm.
Biến dị chồi tự nhiên là sự tạo thành những tính trạng thay đổi do sự đột biến gen trong điều kiện tự nhiên. Đột biến nhân tạo là dùng tác nhân dẫn đến đột biến để xử lý cây, nhằm tăng tần xuất biến dị nên sử dụng chiếu xạ.
5. Tạo giống bằng kỹ thuật mới
Công nghệ mới ở đây chủ yếu là dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, đắt tiền, kỹ thuật cao mà chỉ có ở một số nước tiến tiến hay những cơ sở đầu tư trang thiết bị hiện đại mới có điều kiện áp dụng
VI. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ trồng
Hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm nhng tốt nhất là trồng vào 2 thời vụ chính: vụ xuân tháng 2 – 4 (bắt đầu thu hoa tháng 9 năm đó) và vụ thu tháng 9 –10 (bắt đầu thu hoa từ tết nguyên đán).
2. Kỹ thuật làm đất
- Lên luống: hình thang, luống rộng 1,3 – 1,4 m, mặt luống 70 - 80 cm, luống cao 30 cm, rãnh luống rộng 30 – 40cm.
- Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 20kg NPK + 1tấn mùn rơm + 1m3 xỉ than cho một sào Bặc Bộ, những nơi đất chua cần rắc thêm vôi bột với liều lợng 4 kg vôi bột/1 sào.
- Cách bón: bón phân sâu cách mặt luống 10cm, có thể rạch hàng hoặc bổ hốc. Bón trớc khi trồng 3 – 5 ngày.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1. Chọn giống
Chọn giống có màu sắc đẹp, hơng thơm nhẹ, sinh trởng khoẻ và có khả năng chống chịu sâu bệnh đặc biệt là bệnh phấn trắng nh giống hồng VR2, VR6 (đỏ nhung, đỏ tơi của Trung Quốc).
Có thể sử dụng cây giống nhân bằng phơng pháp giâm cành hoặc cây ghép. Cây ghép có u điểm nhanh phục hồi, khoẻ nhng dễ thoái hoá, cây giâm thời gian đầu chậm hơn cây ghép nhng sản lợng hoa cao, lâu bị thoái hoá giống và dễ áp dụng các biện pháp canh tác khác.
3.2. Mật độ và khoảng cách trồng
Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 30 – 35 cm, hàng cách mép luống 15 – 20 cm, cây cách cây 25cm. Với khoảng cách này, tơng ứng 5,0 – 5,2 vạn cây/ha (tức là 1.800- 2.000 cây/1sào Bắc Bộ).
3.3. Kỹ thuật trồng
Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong tới thật đẫm nớc.
Nếu trồng vào những ngày nắng nóng thì phải che bằng lới đen hoặc rơm, rạ 2 – 3 tuần để cây nhanh hồi phục, nâng cao tỷ lệ sống cho cây.
3.4. Kỹ thuật tưới nớc
Có 2 phơng pháp tới: Tới nớc ngập rãnh tức là bơm nớc vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nớc hoặc tới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn nớc nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu tới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi tới nớc và phân không chảy ra ngoài.
3.5. Kỹ thuật bón phân
Hoa hồng rất a phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải tới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 nớc cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tới cho 10 sào.
Định kỳ 10 – 15 ngày tới một lần, mỗi lần tới hoà thêm 3 kg đạm urê cho 1 sào Bắc Bộ. Ngoài ra cần thờng xuyên bổ sung phân qua lá cho cây.
3.6. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh trởng
Phơng pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt đợc 3 mục đích sau:
- Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1 gốc/lần thu).
- Tăng chất lợng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)
- Điều khiển ra hoa theo ý muốn
Lu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm
3.7. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng:
Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trờng xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại) và bao bằng lới bao có sẵn.
VII. Thu hoạch và bảo quản hoa
1. Xử lý cận thu hoạch
- Sử dụng Atonik 1,8 DD, nồng độ 0,15 %, phun lên toàn bộ thân lá và gốc cây trớc thu hoạch 7 - 10 ngày.
- Khi cây có nụ cần phải giảm hoặc ngừng bón đạm, tăng cờng bón kali, lân với tỉ lệ 2 : 1 (100kg kali clorua, 50kg lân cho 1ha )
- Trước khi thu hái 1 - 2 ngày (mùa khô 1 ngày, mùa ẩm 2 ngày) tới đủ nớc cho cây (đảm bảo độ ẩm đất đạt 85%) để các cành lá đợc hút no nớc.
2. Thu hái hoa
- Tiêu chuẩn thu hái:Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào từng giống, cự ly vận chuyển và thời vụ thu hái. Thông thờng các giống nở chậm thì hái muộn giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần thì thu hoạch ở chỉ số 3 (cánh hoa ngoài đã nở), vận chuyển xa thì hái lúc còn đang nụ...
- Thời gian thu hái:Nên thu hái vào lúc sáng sớm (5 - 6h) hoặc chiều tối, vào các ngày khô ráo
- Vị trí thu hái:Vị trí cắt hoa ảnh hởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm chồi dới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Thông thờng chừa lại trung bình từ 2-4 đốt.
3. Xử lý sau cắt
Sau khi cắt xong phải cắm ngay 1/3 cuống vào trong thùng nớc sạch hoặc dung dịch cắm hoa, sau đó đa vào nơi mát (nhà có mái che) thông thoáng để xử lý sơ bộ (loại bỏ những cành hoa già, cành hoa bị sâu bệnh…)
4. Phân loại và đóng gói hoa hồng
Sau khi thu hoa tiến hành phân loại và đóng gói. Thông thờng khi vận chuyển cành đi xa mới cần đóng gói: dùng hộp carton dài 80 cm rộng 50 cm, cao 50 cm, mỗi hộp nh vậy chứa đợc 700 - 1.000 cành, dùng màng polytylen gói kín cả hoa để giữ ẩm. Khi đóng thùng cần tránh để gai làm xớc vỏ. Mỗi hộp đục 4 lỗ đờng kính 2cm để hoa tiếp tục hô hấp.
5. Bảo quản hoa
Có nhiều biện pháp bảo quản hoa hồng
- Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5% trong thời gian bảo quản.
- Bảo quản trong phòng điều chỉnh không khí: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu quả nhng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn.
VIII. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu hại:
- Nhện đỏ
Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng. Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít nớc hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít nớc. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.
- Rệp
Rệp thờng phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm nớc. Sử dụng các loại thuốc hoá học nh sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều lợng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.
- Sâu xanh và sâu khoang
Hai loại sâu này trưởng thành đẻ trứng từng ổ dới mặt lá, có thể dùng biện pháp thủ công nh ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc: Supracide 10 – 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Cyperin 5 EC 10 –13 ml/bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
- Bọ trĩ
Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa ảnh hởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lợng hoa. Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Secectron 500 ND 7 – 1510ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
2. Bệnh hại
- Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thờng không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lợng 1 lít/ ha
-Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
- Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.
IX. TRỒNG HOA HỒNG TRONG CHẬU
- Cách trồng trong chậu :
Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất thì càng hay. đất phải tháot nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một ít. đất để trống hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục. tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. tấtt cả được trộn đều đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa. Thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
- Cách chăm sóc :
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Trồng hoa hồng trong chậu thì mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
- Cách cắt hoa :
Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chưng trong nhà hoặc đem bán, tặng cho người khác.
Nguồn: Kỹ thuật Trồng hoa Hồng( tài liệu của đ/c Mạc Tuấn Anh-PBTTĐ).
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng để cây cho nhiều hoa nhất
1 tuần trồng hồng lớn nhanh, hoa nhiều nhờ khoai tây
Cách chăm sóc hoa hồng ra nhiều bông
Hồng là một loại hoa đẹp và được rất nhiều người chơi hoa ưa thích, nhất là chị em phụ nữ, vì thế cứ mỗi khi Tết đến xuân về nhiều chị em lại tìm kiếm mua những chậu hồng đẹp về đặt trong phòng khách, ban công… để chưng chơi.
Sau khi chưng chơi vài tuần đầu xuân bông hồng tàn, rụng, nhiều người muốn chậu hồng tiếp tục cho những đợt bông mới, vẫn để chúng trong ban công và chăm sóc rất chu đáo, bón phân tưới nước đầy đủ, cây hồng rất xanh tốt, sung sức nhưng không thấy chúng ra bông.
Thực ra nhiều chị em đã không biết được rằng hồng là một loại cây thích được sống trong điều kiện có nhiều nắng. Trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau nếu có đầy đủ ánh nắng (mỗi ngày được chiếu nắng khoảng 8-9 tiếng đồng hồ), thì cây hồng sẽ sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, cho nhiều bông và mầu sắc của bông cũng sáng đẹp, rực rỡ.
Vì những lý do trên nên nếu muốn cây hồng tiếp tục cho những đợt bông mới, chị em phải tiến hành như sau:
– Sau khi chưng chơi trong mấy ngày Tết phải đưa cây hồng từ ban công, phòng khách ra chỗ có nhiều nắng (trảng nắng) và thời gian nắng kéo dài suốt ngày. Nhưng nhớ là sau khi đưa cây ra chỗ nắng, lúc đầu nên che mát cho cây, sau một thời gian cho cây quen dần với nắng gió thì dỡ dần mái che.
– Bón bổ sung thêm một ít phân chuồng mục. Đối với phân hoá học không nên bón quá nhiều đạm, ngoài phân đạm phải bón thêm phân lân và kali để cây cứng cáp, không bị tốt lốp (nếu tốt lốp là cây hồng sẽ không ra bông). Nên bón những loại phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ đạm, lân và kali tương đương nhau như loại 20-20-20 hoặc 20-20-15… để cây sinh trưởng và phát triển cân đối, khoẻ mạnh. Khi nào cần cho cây ra bông thì thay bằng loại phân có hàm lượng lân và kali cao hơn đạm như một số loại phân bón gốc hoặc bón phun qua lá có tỷ lệ NPK là 10-20-20, khi cây bắt đầu ra nụ hoa thì phun thêm phân bón lá có tỷ lệ kali cao hơn đạm và lân như NPK 10-10-30 để bông có mầu sắc đẹp và lâu tàn.
– Không nên tưới nhiều nước, chỉ nên tưới sao cho vừa đủ ẩm.
Cố gắng điều khiển sao cho cây hồng sinh trưởng khỏe mạnh, tuyệt đối không để cho cây thiếu nắng và quá tốt lốp. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều tược non, từ những tược non này sẽ phát triển thành nhánh mang bông.
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HỒNG
Thấy một số bạn mua cây hoa hồng của Nông dân Vip nhưng không biết chăm sóc chúng như thế nào nên đã gởi lại nhờ Nông dân vip chăm sóc dùm đến khi ra bông mới nhận về, thật uổng phí khi không được tự tay chăm sóc và theo dõi từng bước đi của chúng để cảm nhận được thật rõ nét suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa mình yêu thích. Dựa trên một số kinh nghiệm Nông dân vip đã trồng thành công một số giống hoa hồng nhập khẩu từ Thailand, China, USA, Japan, France ..., cùng một số kiến thức trong chương trình học chuyên môn về trồng trọt và bảo vệ thực vât và sưu tầm từ những bài viết trên một số chuyên trang về nông nghiệp, Nông dân Vip chia sẻ bài viết này đến các bạn cũng chỉ mong sao tất cả những người yêu thích loài hoa này tự trồng và chăm sóc để đạt được kết quả tốt nhất. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, NDV cũng mong các bạn có kiến thức nhiều hơn góp ý bổ sung để bài viết được hoàn thiện.
I. CÁCH TRỒNG
1 trồng chậu:
Thường cây hoa hồng rễ không ăn sâu nên không nhất thiết phải sử dụng chậu thật lớn. chậu cao 30 rộng 40cm là phù hợp nhất, chậu hoặc thùng gỗ đều phải có đục lỗ ở đáy để thoát nước tránh cho cây bị úng rễ. khi kê chậu nên kê cao hơn mặt phẳng 1 chút để nước có thể thoát.
Đất trồng :
Có thể trồng bằng đất đã trộn sẵn có bán ngoài thị trường như tribat,dất dinh dưỡng của cty Ginno…giá khoảng từ 6.500 – 7000đ/1kg hoặc tự trộn đất theo công thức : 30 % tro trấu hoặc xơ dừa ngâm rửa hết mặn, chat ( chất lignin trong xơ dừa tươi có thể gây ngộ độc cho cây nhưng nó có thể tự giải phóng trong 12-24 tháng mà thường mua lẻ loại này thì shop đã để khá lâu rồi, nên nếu sử dụng xơ dừa đã để lâu không đáng ngại với chất này) ; 30% phân chuồng thật hoai, phơi khô ( tốt nhất là phân bò ) cũng có thể dùng các loại phân hữu cơ khác. 1% phân NPK 30-10-10 ( Phân có chứa hàm lượng đam Nitrogen cao 30% ) ; 39 % đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3 chiều cao chậu. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ hoặc than củi để chêm trên lỗ thông nước, tưới một ít nước cho đất ẩm và Trồng cây hồng vào giữa sau đó thêm đất cho được khoảng 8/10 độ cao của chậu. Trồng xong tưới nước cho đất thật ẩm, không đem ra nắng gắt ngay mà để trong mát từ từ cho cây thích nghi rồi mới đem ra ngoài trời nắng hoàn toàn.
2. Trồng ngoài vườn :
Đất trồng cũng tương tự như đất trồng trong chậu, đào 1 hố sâu cỡ chừng 30 cm rộng 30-40 cm, đổ 1 lớp đất trộn khoảng 2/3 hố và trồng như kỹ thuật trồng trong chậu lưu ý nếu vườn có khả năng thoát nước không tốt thì nên làm luống cao để tránh ngập úng.
Khi trồng cắt bỏ phần đáy của bầu đất trước, và đặt xuống hố (chậu) chỉnh cho cây đứng thẳng ổn định sau đó mới cắt bỏ 1 đường dọc từ miệng bầu xuống đáy để tránh bị vỡ bầu đứt rễ. lấp đất xung quanh và dung tay ấn nhẹ xung quanh cho chắc đất mà ko bị đứt rễ.
II . CHĂM SÓC HOA HỒNG:
Khi trồng nên cố định thận cây bằng cách cắm cây và cột chặt cành hoa hồng vào đó để tránh gốc bị lung lay ảnh hưởng đến rễ. nếu trồng ngoài vườn nên che nắng cho giai đoạn đầu để cây thích nghị với môi trường mới khoảng 3 ngày sau thấy cây ổn định mới bỏ tấm che.
Tưới nước ngày 2 lần vào sang sớm và chiều mát, không tưới buổi trưa nắng và đêm, nếu tưới buổi tối thì chỉ nên cho ướt đất không để ướt là tránh lá bị ẩm ướt dễ nhiễm bệnh.
Sau 1 tuần đến 10 ngày, sử dụng các loại phân bón lá ( Roos 2, Atonik, B1, Biomax rong biển …) pha theo hướng dẫn trên bao bì, hoặc có thể tự pha từ phân hoá học NPK, DAP với tỉ lệ 2/1000 ( ước lượng khoảng 1 muỗng café pha với 4 lít nước) xịt lên cây lá và tưới gốc. việc bón phân được lặp lại sau từ 15-20 ngày. sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà đúng màu gốc của nó ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra một lượng nhỏ ( khoảng ¼ muỗng café cho 1 chậu hoặc 1/3 muỗng cho 1 bụi nếu trồng vườn). Không bón phân sát gốc cây, bón cách gốc khoảng từ 5 cm hoặc từ bón xung quanh tán lá. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
III. SÂU BỆNH HẠI HOA HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
SÂU RẦY CÁC LOẠI : ( có nhiều loại sâu, rầy, rệp hại hoa hồng nhưng ở bài viết này sẽ chỉ nêu một số loại phổ biến)
1. Rệp (Toxoptera auranti)
1.1. Đặc điểm hình thái: Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám. 1.2. Tập quán sinh sống và gây hại: Rệp thường tập trung ở đọt non và nụ, một số ít hại lá. Lá, đọt non và nụ bị hại thường tiết ra mật dễ phát sinh bệnh muội đen. Trời ấm và khô rệp hoạt động mạnh, khi có nước thì hạn chế. Nhiệt độ không khí 200C độ ẩm 70 – 80% rệp sinh sản rất nhanh.
1.3. Biện pháp phòng trừ:
- Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm ( không nên bón phân đạm urea đơn )
- Tưới nước giữ ẩm cho cây.
- Có thể áp dụng biện pháp tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp.
Hiện không có loại thuốc nào có nhãn đăng ký sử dụng cho cây hoa hồng nhưng ta có thể dung thuốc để trừ rệp bằng các loại thuốc có thành phần hoạt chất là : Imidacloprid, Thiamethoxam, Buprofezin ( có nhiều tên thương mại khác nhau như : acsent 20 SP ,Anvado 100WP, Vithoxam 350SC…)
2. Bọ phấn (Bemisia tabaci)
2.1. Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: toàn thân phủ một lớp phấn trắng.
- Trứng: Hình bầu dục có cuống, vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau chuyển sang màu vàng sáp trong - màu nâu xám. Khi đẻ trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng.
- Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sâu non có 3 tuổi, ở những tuổi đầu thường sống tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Con non chưa có phấn bao phủ.
- Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.
2.2. Tập quán sinh sống và gây hại:
- Bọ phấn chích hút nhựa ở những bộ phận non. Trưởng thành gây hại thường để lại một lớp bụi phấn màu trắng, sau khi gây hại chúng thường tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn thường gây hại mạnh vào mùa khô.
- Trưởng thành hoạt động linh hoạt, có khả năng bay cao khoảng 0,5m và bay xa có thể từ 2-7km. Không thích ánh sáng trực xạ, nắng to hoặc mưa thường nấp vào dưới lá gần mặt đất và những nơi rậm rạp.
- Bọ phấn giao phối mạnh nhất lúc 5-6 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.
- Trứng được đẻ rải rác từng quả hoặc từng ổ 4-5 quả, tập trung ở lá bánh tẻ. Một con đẻ từ 50-85 quả trứng. Trứng nở sau khoảng 7-10 ngày.
2.3. Biện pháp phòng trừ:
- Thường xuyên vệ sinh cây, môi trường trồng cây, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại và tiêu hủy.
- Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt bọ phấn.
- Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
- Sử dụng loại thuốc sau để phòng trừ: Dinotefuran (Oshin 100 SL)
3. Bọ trĩ (Thrips palmi)
3.1. Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
3.2. Tập quán sinh sống và gây hại:
- Trưởng thành bò nhanh, linh họat, đẻ trứng trong mô lá non. Trưởng thành và sâu non thường sống tập trung mặt dưới lá và bò sang các cánh hoa.
- Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Tại vết chích có những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng sau biến thành nâu đen.
- Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng.
- Vòng đời ngắn, trung bình 12-15 ngày, sức sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao.
3.3. Biện pháp phòng trừ:
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ
- Bọ trĩ là loài côn trùng có khả năng quen thuốc cao, vì vậy cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc BVTV.
- Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Emamectin benzoate (Susupes 1.9 EC)
+ Spinetoram (Radiant 60SC).
+ Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20 EC)
4. Nhện đỏ (Tetranychus urticae)
4.1. Đặc điểm hình thái:
- Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam.
- Trưởng thành: con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ sẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.
- Nhện có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm.
4.2. Tập quán sinh sống và gây hại:
- Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng có màu nâu phồng rộp, vàng rồi khô và rụng đi.
- Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô và nóng.
- Vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng.
4.3. Biện pháp phòng trừ:
- Đảm bảo vườn, cây thông thoáng.
- Tưới đủ ẩm trong mùa khô.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Khi mật độ nhện hại cao có thể sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện.
- Biện pháp hóa học: Nhện đỏ là loài dịch hại có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổ thuốc khi sử dụng
Luân phiên, sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Abamectin (Reasgant 1.8 EC, 3.6EC)
+ Milbemectin (Benknock 1 EC)
+ Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC, Map Winer 5WG);
+ Fenpropathrin (Vimite 10 EC);
+ Fenpyroximate (Ortus 5 SC);
+ Hexythiazox (Nissorun 5 EC);
+ Propargite (Atamite 73EC);
5. Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
5. 1. Đặc điểm hình thái:
- Thành trùng là một ngài đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 - 17 mm, sải cánh 28 - 35 mm. Cánh trước màu xám vàng.
- Trứng hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt.
- Sâu non mới nở màu xanh nạt có chấm đen to trên ngực, đầu đen, hoạt động mạnh, bò khắp nơi. Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng trên lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn. Đầu sâu non màu vàng nâu.
- Nhộng màu hung đỏ dài 15-18 mm, đốt bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong.
5. 2. Đặc điểm sinh học và tập quán gây hại:
- Sâu xanh là loài sâu đa thực, ngoài các cây hoa còn hại nhiều cây trồng khác.
- Sâu non có 5-6 tuổi, giai đoạn sâu non kèo dài 15-26 ngày, có khi tới 31 ngày. Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu tuổi 1 ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì. Từ tuổi 2 trở đi đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác. Khi đẫy sức chui xuống đất làm kén hoá nhộng.
- Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới bụi cỏ, lá cây. Trưởng thành đẻ trứng rải rác từng quả thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, ở đài hoa và hoa. Mỗi con có thể đẻ 500-800 trứng hoặc nhiều hơn. Chúng thường thích đẻ trứng ở nụ hoa và đài hoa. Thời gian phát dục của trứng từ 4-5 ngày
- Nhộng được hình thành trong đất ở độ sâu 2,5-3cm, giai đoạn nhộng kéo dài 10-12 ngày có khi tới 24 ngày.
* Vòng đời trung bình khoảng 42-50 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển gây hại là 25-280C và ẩm độ là 70-75%. Đất khô (ẩm độ < 30%) rất dễ làm chết nhộng.
5.3. Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom các bộ phận bị hại (lá, hoa, nụ) đem tiêu hủy.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các thuốc sau để phòng trừ.
+ Abamectin (Plutel 1.8 EC, 3.6EC; Reasgant 1.8 EC, 3.6EC)
+ Emamectin benzoate (Tasieu 1.9 EC)
+ Bacillus thuringiensis (Delfin WG, Thuricide HD, OF 36BIU)
BỆNH HẠI
1. Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)
1.1. Triệu chứng:
Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh chủ yếu hại cây hoa hồng, hại nặng trên giống hồng cá vàng Đà Lạt.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
- Bệnh do nấm Diplocarpon rosae gây ra.
- Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp để nấm lây lan và gây hại từ 22-260C, ẩm độ trên 85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động của con người.
1.3. Biện pháp phòng trừ:
- Giữ cho vườn cây thông thoáng, không để vườn cây quá ẩm ướt.
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để, cắt tỉa lá bị bệnh và thu gom tiêu hủy.
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Carbendazim (Carbenzim 500FL);
+ Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC)
+ Imibenconazole (Manage 5 WP);
+ Mancozeb (Cadilac 75WG);
+ Diniconazole (Nicozol 12.5WP)
2. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)
2.1. Triệu chứng:
Vết bệnh có dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắt, cây còi cọc.
2.2.Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
- Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra
- Bào tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại trên đồng ruộng, nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 210C.
2.3. Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh cắt tỉa lá bị bệnh, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư và cỏ dại.
- Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10SL, Fulvin 5SC);
3. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea )
3.1. Triệu chứng:
Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, bệnh thường làm hoa bị thối. Bệnh nặng làm cả nhánh non bị héo
3.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
- Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra.
- Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ và ẩm độ cao.
3.3. Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom, tiêu hủy sớm các tàn dư cây bệnh.
- Biện pháp hóa học: Có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:
+ Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sulfate (PN - balacide 32WP);
+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP);
4. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)
4.1. Triệu chứng:
Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây. Bệnh phấn trắng hại nặng trên các giống hồng Đà Lạt.
4.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:
Do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra.
Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 180C, ở nhiệt độ 270C nấm sẽ chết trong 24 giờ.
4.3. Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư bị bệnh.
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:
+ Chlorothalonil (Daconil 75WP);
+ Hexaconazole (Anvil 5SC);
+ Iminoctadine (Bellkute 40 WP);
+ Difenoconazole +Propiconazole (Map super 300 EC);
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC);
+ Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG)
+ Triforine (Saprol 190DC)
5. Bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn (Agrobacterium sp.)
5.1. Triệu chứng:
Bệnh gây hại trên thân, cành và rễ hoa Hồng:
- Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có những u sưng sần sùi, vỏ nứt ra tạo thành những vết khía chằng chịt, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi có thể nối liền thành một đọan dài, có khi bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía, cành dễ gãy và khô chết.
- Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ.
- Cây bị bệnh cằn cỗi, lá biến vàng và rụng.
5.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
- Do vi khuẩn Agrobacterium sp.gây nên.
- Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương xây xát, vết ghép, vết thương cơ giới… Bệnh phát triển trong mô cây tạo thành các khối u sần sùi. Vi khuẩn tồn tại trong cây bị hại và sống rất lâu trong đất.
- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển từ 25-300C, chết ở 510C trong 10 phút, thích hợp trong môi trường tương đối kiềm có độ pH = 7,3. Bệnh lan truyền theo nước, có ký chủ rộng.
5.3. Biện pháp phòng trừ:
- Mật độ trồng hợp lý, thường xuyên vệ sinh và tiêu hủy thân, cành bị bệnh
- Dùng cây giống sạch bệnh.
- Có chế độ tiêu, thoát nước tốt
- Khi ghép, cắt cành giâm phải khử trùng dụng cụ, có thể dùng Formol 5% hoặc dùng muối NaCl ngâm 8-10 phút.
- Hiện chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh sùi cành hại hoa hồng.
6. Bệnh sương mai (Peronospora sparsa)
6.1. Triệu chứng:
Trên lá, vết bệnh lan rộng từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, dạng hình bất định. Lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ phát triển ở mặt dưới của bộ lá. Bệnh phát triển nặng có thể làm rụng lá.
6.2. Nguyên nhân gây bệnh:
- Do nấm Peronospora sparsa gây ra.
- Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm và mát.
6.3. Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây bệnh.
- Mật độ trồng hợp lý, không trồng quá dầy.
- Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP)
+ Eugenol (Genol 0.3SL, 1.2SL)
+ Ethaboxam (Danjiri 10SC)
+ Cucuminoid + Gingerol (Stifano 5.5SL)
7. Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)
7.1. Triệu chứng:
- Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt màu đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già.
- Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
7.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Do nấm Sphaceloma rosarumgây ra
Bệnh lây lan và gây hại nặng điều kiện khí hậu ẩm ướt.
7.3. Biện pháp phòng trừ:
- Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Help 400SC);
+ Eugenol (Lilacter 0.3 SL);
+ Tebuconazole +Trifloxystrobin (Nativo 750WG).
Làm xong qui trình này thì bạn đã trở thành nông dân rồi đó, và chỉ việc cắt những bông hoa to, đẹp tươi thắm cắm vào bình hoa và chiêm ngưỡng, tận hưởng cuộc sống. Chúc các bạn thành công.
Hoa Hồng leo
http://caimon.org/CaytraiCM/KythuatCT/HoaHongLeo.htm
Nếu vườn nhà bạn nhỏ hẹp không còn đủ chỗ trống, trồng những bụi hồng thấp nữa, bạn hảy ngẩng lên những cây cao lớn trên đầu bạn hay những tường nhà, phên dậu cao. Đó là những nơi mà ai tha thiết với vương hậu loài hoa, lựa chọn trồng các hồng leo – rose climbers. Ngay cả những cây hồng bé nhỏ, hồng tiểu muội, đôi khi cũng còn choán khá nhiều chỗ. Trái lại, hồng leo thường rất ít choán chỗ để mọc tươi tốt.
Các nhà vườn nay cũng nhận thấy là hồng leo chính thị mọc mạnh mẽ, không cần nhiều săn sóc, theo như lời Tom Carruth, nhà lai giống tuyển chọn hoa hồng nổi tiếng hiện tại ở thành phố Upland, Nam Cali. Điều đáng nói là hồng leo không dính vào tường như cây thưởng xuân – ivy dùng làm vòng treo mùa lễ lạt, Tết nhất Âu Mỹ. Chúng cũng không xoắn tít vào nhau như bìm bìm hoa tím – morning glories. Chúng nhởn nhơ đâm thân dài, dựa nhau mọc lên cao. Đôi khi cần nọc trụ chống đỡ. Chúng thỉnh thoảng sinh gai nhọn ma quái, cong xuống như lưỡi câu để chụp giựt, làm mắc vướng nhiều cành không ngờ hay cánh tay bạn vào không được bao che.
Hồng leo thường mọc ngay trở lại, lỡ khi bị sâu bọ ăn bệnh làm chết tận gốc thân. Chẳng hạn giống hồng leo, hoa nhiều màu “ áo ông Joseph Coat”, không bị sâu, không bị bệnh ở khí hậu Nam Cali. Như thể rầy mềm – aphids sợ gai hồng này vậy đó. Hoa lại nở liên tu bất tận ba màu đỏ, cam, vàng. Như chúng ta đã biết, cây hoa hồng phân ra làm 3 loại:
- Hồng hoanh dã, chia ra hai nhóm, nhóm leo bò lan – Rambler Climber và nhóm cây bụi – Shrub .
- Hồng vườn cựu, cổ xưa. Cũng chia ra hai nhóm, leo và không leo.
- Hồng vườn cận đại, chia ra nhóm bụi rậm – Bush gồm các giống “ Hoa chùm nhỏ - Polyantha, nhóm hồng leo, nhóm hồng tiểu muội và nhóm hồng phủ đất – ground cover. Nhóm hồng hoa lớn – Grandiflora phân loại ở Mỹ, không được Âu Châu chấp thuận là nhóm riêng biệt giữa Hồng Trà Lài và Hồng “ Muôn Hoa “.
Hồng hoang dã còn được gọi là hồng loài – species roses. Đặc điểm của các hồng hoang dã là hoa thường chỉ có 5 cánh, trong khi các hồng cận đại có đến 50 cánh. Hoa loải Rosa sericea chỉ có 4 cánh mà thôi. Hoa hồng loài còn thơm ngào ngạt vào tiết xuân. Trên cây vài hồng loải, tỉ như Rosa rugosa và Rosea bracteata, vừa có hoa, vừa có trái – hip. Các giống hồng loài thường chịu đựng nắng hạn, ít bệnh hơn là các hồng cận đại.
Các hồng hoang dã ngày nay rất khó kiếm.
Các giống hồng hoang dã leo có thể kể ra là:
* Giống leo bò lan Rosa banksiae banksiae, hoa màu trắng mọc thành chùm 3-7 hoa, hoa thơm, nhưng ít khi thấy trái.
* Giống leo bò lan Rosa banksiae lutea, nguồn gốc miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Hoa màu vàng, mỗi chùm hai hoa thơm dịu dàng.Trái nhỏ màu đỏ buồn. Cây mọc cao đến 10m.
* Giống leo Rosea bracteata cũng nguồn gốc Trung Quốc. Đặc biệt là tiểu diệp tròn hay tà thay vì nhọn. Gai ở mỗi đốt thân lại chĩa hai. Hoa trắng, nhụy vàng cam lộ liễu. Mỗi chùm 3 hay 7 hoa, đôi khi chỉ một hoa duy nhất. Trái gần tròn, màu cam. Cây mọc cao 6m và ưa thích khí hậu nóng.
* Giống leo khổng lồ Rosea gigantea. Cây mọc cao đến 15m. Gai nhọn và cubg4 chĩa hai. Hoa rất lớn màu vàng bơ, tuy rằng nụ màu mơ lại dài mảnh khảnh. Hoa thơm, thường dùng ướp trà xanh ở Trung Quốc.
* Giống leo Rosa laevigata nguồn gốc Miền Nam Trung Quốc. Cây mọc rất mạnh, cao đến 6m. Gai cũng chĩa hai. Hoa rất to, nở liên tiếp trong nhiều tháng. Hoa mọc đơn chiếc, màu trắng, nhụy vàng kim. Chỉ thoang thoảng thơm.
* Giống leo Rosa setigera, mọc cao 4 – 5m hay bò lan như cây bụi, Hay đâm cây con nên bụi có thể rất rộng xa. Hoa rất thơm, mọc thành chùm, màu đỏ thắm, tâm trắng lợt. Trái nhỏ màu đỏ. Ở khí hậu Nam Cali, hoa vẫn còn nở trong khi các cây khác đã tàn mùa hoa.
* Giống leo bò lan Rosa Wichuraiana, mọc bò thấp, dài 3m. Hoa mọc thành chùm từ 3 đến 15 hoa. Hoa trắng 5 cánh, nhụy hoa vàng kim hoa mọc từng đợt. Trái nhỏ, đỏ cam.Đây là giống hay được sử dụng, để tạo ra các hồng leo, hồng bò lan cận đại.
Hồng vườn cựu còn có tên là hồng di sản – Heritage roses hay hồng lịch sử - historic roses. Trồng đã được mấy trăm năm ở các vườn Âu Châu hay Á Châu. Phần lớn tuyển chọn từ 120 giống hồng hoang dã hay hơn nữa, phát xuất theo tuyến trào, đã mấy triệu năm nay tại các vùng lạnh Bắc Bán Cầu.
Ở Âu Châu và Tây Á, gồm nhóm hồng “ Pháp” chính Gallica, nhóm hồng Damasks ( Damascus là thủ đô xứ Xiri), hồng trắng Alba, hồng trăm cánh Centifolia.
Trong khi đó, ở Trung Quốc và Đông Á là hồng Trung Hoa China, những giống hồng mảnh khảnh, hoa tế nhị và vào mùa hoa, hoa nở liên tục. Vào đầu thế kỷ thứ 19, lai hai nhóm china và Gallica đã tạo ra nhiều giống mới khởi đầu một trào” Cách mạng” với hàng vạn giống mới, dạng mới.
Nhưng cách mạng hồng cựu chấm dứt, khi các giống hồng Trà Lai – Hybrid Teas xuất hiện cuối thế kỷ 19. Đa số các hồng cựu leo bò lan là do lai tạo giữa hai giống hoang dã Rosa Multifolia và Rosa Wichuraiana với các giống hồng vườn vào đầu thế kỷ thứ 20.
Giống Alberic Barbier, phủ đất rất dày và dài đến 7m. Hoa thơm màu vàng kem, trồng ở các mộ chí, nên còn có tên là Hồng Nghĩa Trang. Giống Albertine là giống bò dài hoa màu hồng cá hồi khá to, đếm được 25 cánh mỗi hoa.
Giống Bush Rambler là giống du nhập từ Nhật Bổn, thân nhánh đặc biệt gần như không gai, mọc cao hay dài 5m, hoa thơm, nhỏ, màu hồng lợt.
Hồng Chevy Chase hoa đỏ thắm nhỏ nhưng có 65 cánh, mọc thành chùm ngoạn mục. Thân rất to, cao 4,5m một mùa. Cần xén cành thì dáng mới đẹp. Cây lại hay bị bệnh rỉ.
Giống Kathleen Harrop là giống hồng leo Bourbon. Hoa màu hồng nhẹ, phần dưới đậm hơn. Rất thơm và cây lại không gai. Nhưng hay bị bệnh sương mai – mildew.
Lamarque là một giống hồng trà – Tea, gọi theo danh tánh một thượng tướng của Napoleon. Cây leo thân mạnh mẽ, chồi hay rũ cong xuống. Mọc tốt ở khí hậu nóng và dễ leo trên thân cây cổ thụ. Hoa màu trắng, tâm vàng , to lớn.
Chúng tôi kể ra vài giống hồng leo vườn cựu vì rất có thể một vài giống này hay nguồn gốc tương tự, được Pháp đưa vào trồng ở nước ta trước đây, còn sót lại ở nơi nào chăng? Các giống hồng không gai cũng có thể là tổ tiên các giống hoa hồng không gai nổi tiếng ở thành phố Assisi, nước Ý, nơi có nhà thờ Cơ Đốc Giáo Thánh Francois d’ Assise ( Francisci di Assisi).
Sở dỉ các giống hồng cận đại, leo hay leo bò lan còn được lai tuyển chọn ở Mỹ vì không có nhóm hồng nào lại sản xuất nhiều hoa như vậy cho mỗi mét vuông. Đáng tiếc là nguồn di sản gen thiên nhiên các giống hồng leo ít khi được các nhà lai tuyển chọn đặc biệt lưu tâm. Hàng trăm hoa hồng trà lai tuyển chọn mỗi năm hiện nay. Chỉ có vài cây hồng leo tân tạo, đếm chưa đầy các ngón tay, nếu bạn không sá gì đến các giống leo đột biến – Climber Sports. Các giống lai đột biến này, tỉ như Peace leo, Queen Elisabeth leo. Là những đột biến các giống hồng rất phổ thông, có khuynh hướng leo. Tiếc thay, nhiều giống leo đột biến lại ít khi nở hoa, ở khí hậu Cali.
Giống hồng bụi Queen Elisabeth nở hoa khá nhiều, trong khi giống Qeen Elisabeth leo lai rất ít khi nở hoa. Ngoại trừ giống leo đột biến nổi tiếng Iceberg – Băng tuyết ngầm, mọi nhà trang trí công viên, vườn tược ở đây đều thích thú.
Một vườn hoa hồng ở đồi núi chập chùng – Rolling Hills, rộng thêm một mẫu tây ở gần Los Angeles, đã xem Iceberg leo là một bụi hồng yêu dấu, như là giống hồng leo cựu “ Mme Alfred Carrière” , leo trên các gốc cổ thụ chết.
Cũng như giống hoa đơn chiếc “ Sally Holmes”, leo trên cây mơ, hay các giống tân, cựu leo trên cây ô liu hay cây họ dừa. Như giống “ BellePortugaise – Người đẹp Bồ Đào Nha” leo trước cổng vườn.
Như giống “ Hoàng Hôn – Crepuscule” hoa màu đào tơ mỹ miều, nhảy múa trên cây bạch đàn, rụng vạn cánh hoa trên các liếp rau cải dưới cây.
Những cây hồng leo mọc đã lâu, thân lớn to, lan rộng, sẽ khó xén tỉa cành. Phải dùng cưa. Vài giống leo, chỉ cần cắt xén bớt vài thân. Thực sự, xén tỉa hồng leo là một nghệ thuật làm hình dáng cây trang trí vườn, tường, dậu cho đẹp. Nên khuyến khích hồng mọc ngang, càng nhiều càng tốt. Đây là một lý do hồng leo nở đầy hoa. Các cành, nhánh ngang cho nhiều hoa hơn. Cây sẽ ít tính trội chóp – apical dominance, có nghĩa là không còn cố tâm mọc cao lên. Như vây sẽ đâm ra nhiều cành ngang đầy hoa. Trồng hồng leo tốt đẹp nhất là bắt buộc cây mọc thành hình quạt trên tường, trên phên dậu, để cây cho nhiều hoa hơn.
Giống Sally Holmes chẳng hạn, có thể mọc ngang đến 12 – 13m.Các giống hồng leo mới, như All Ablaze –
Lửa rực tràn lan hay Quốc Khánh Hoa Kỳ - Four of July sẽ mọc ngang xa ra đến 4 – 5m. Hoa có thể nở khắp cây. Những giống hồng leo,
Carruth tuyển chọn 2 năm gần đây là 2 giống hoa sọc sặc sỡ Bearils – n – Cream và Four of July.
Năm nay là giống Spice no nice, hoa màu hồng đào thơm hương tùng bách.
Các giống cận đại được ưa thích là: giống Min – Dynamite, một trà lai, hoa to, đỏ chói, nở suốt từ trên xuống dưới cây, giống Don juan – Sở khanh, hoa màu nhung, rất thơm, giống joseph’s Coat, hoa ba màu sặc sỡ.
Bài: GS. Tôn Thất Trình
Bí quyết trồng hoa hồng leo nhập ngoại
Bí quyết trồng hoa hồng leo nhập ngoại Không dùng đất thịt, đất phù sa vì sau một thời gian chất trồng sẽ bó chặt rễ làm cây kém phát triển.
3. Cách trồng và chăm sóc Lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp, gấp 1,5 - 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu). Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Pha atonik vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3 - 5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới. Khi cây hồi phục và nảy mầm (4 - 10 ngày), rắc kích rễ N3M 1/2 muỗng cà phê xa gốc rồi tưới đẫm atonik (1ml/1 lít nước). Hàng tuần, bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce) 15 - 30gr/chậu. Hàng tháng, bón NPK 1 muỗng cà phê, rắc xa gốc. Dùng NPK 30-10-10 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 15-15-15, NPK 12-12-18 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư. 4. Phòng ngừa sâu bệnh Trị nấm 7 ngày/lần, xịt luân phiên vài loại thuốc trị nấm (Ridomil Gold, Vicarben, Bordo). Bọ trĩ: xịt confindor 7 - 10 ngày/lần. Nhện đỏ: Alphamite hay các loại khác, 20 ngày/lần. Nếu vườn hồng leo đã bị nhiễm bọ trĩ hay nhện: xịt liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, mỗi sáng thức dậy, đi dạo xung quanh khuôn viên nhà, tràn vào mũi bạn là một mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ lòng người, hiện hữu trước mắt bạn là một bức tranh hoa màu cánh sen trên nền lá xanh mướt, đẹp tinh khôi, làm lòng người có mọt cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, thư thái khó tả.
Loài hoa làm say đắm lòng người đó chính là hoa hồng leo. Hoa hồng leo dễ trồng, có mùi thơm dịu nhẹ làm cho không gian nhà luôn tươi tắn và thư thái. Hoa hồng leo tạo nên nét trang trí đẹp, thanh lịch cho nhà ở dù có cấu trúc theo chiều ngang hay thẳng. Về mặt kỹ thuật, hoa hồng leo không phải là một giống hoa hồng đặc trưng. Thuật ngữ này dùng để chỉ bất kỳ loại hoa hồng nào phát triển thành bụi, khóm rậm rạp và tất nhiên là leo cao hơn bình thường.
Hoa hồng leo
Hồng leo là cây bụi lớn, rất dễ vượt tầm kiểm soát nếu bỏ mặc chúng không chăm sóc, nhưng bằng cách uốn nắn nhẹ nhàng với hàng rào/lưới mắt cáo, bạn có thể tạo ra dàn hoa leo tuyệt đẹp. Để có một khóm hồng leo đẹp, bạn nên trồng hoa hồng leo vào thời điểm đầu mùa xuân, hè và thu để chúng có cơ hội hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Hồng leo trồng vào mùa xuân có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với 2 mùa còn lại.
Hoa hồng leo 2
Nhìn chung, hồng leo là một loài cây khó tính, chúng ưa ánh nắng mặt trời, do đó, vị trí trồng cây phải được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ngày. Vị trí tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời buổi sáng từ hướng Đông luôn tốt hơn so với vị trí chỉ đón được ánh nắng gay gắt buổi chiều từ hướng Tây.Nơi trồng cây cũng phải thật rộng rãi. Hồng leo có xu hướng chiếm nhiều không gian khi lớn lên, bạn không nên trồng hoa quá gần các cây khác trong vườn. Hoa hồng cần ánh sáng, đất trồng thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng xẻng hoặc bay đánh tơi đất ở vị trí muốn trồng, trộn thêm phân bón. Lượng phân bón thích hợp chiếm 1/3 – 1/2 tổng số đất trồng.
Hồng leo
Hoa hồng leo thường được trồng với bộ rễ trần, không để nguyên bầu đất. Rễ cây giống phải được ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ trước khi trồng. Một nguyên tắc nhỏ bạn nên nhớ là kích thước của hố cần lớn gấp đôi kích thước cây giống. Thông thường, miệng hố rộng 45 cm và sâu 31 cm là lý tưởng nhất. Bạn không phải tưới quá nhiều nước cho cây nhưng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết giúp cây làm quen với môi trường mới. Khoảng cách giữa các cây hoa hồng leo từ 1 – 4 mét. Nếu trồng hoa leo tường hoặc lưới mắt cáo thì khoảng cách rút ngắn xuống còn 1 mét. Nhưng nếu trồng hoa leo hàng rào thì khoảng cách giữa các cây phải từ 2.4 – 4 mét.
Vườn hoa hồng leo
Để có một giàn hồng leo đẹp, bạn cũng nên lựa chọn giàn cho hợp lý. Trọng lượng của hoa hồng leo tương đối nặng, bạn sẽ cần nhiều hơn một chiếc cọc để chống đỡ chúng. Cân nhắc thiết kế giàn leo hình tháp hoặc túp lều. Vật liệu có thể chọn giữa tre, gỗ, dây thép, lưới mắt cáo… Đặt giàn cách cây trồng từ 15 – 30 cm. Nếu trồng hoa hồng gần tường hoặc hàng rào, bạn không nên đặt giàn dựa trực tiếp chúng. Thay vào đó, bạn nên để một khoảng trống ít nhất 30 cm giữa giàn và tường để hoa có thêm nhiều không khí hơn. Cắm phần chân của giàn sâu vào trong đất tối thiểu 10 cm. Nếu đất trồng quá cứng, bạn có thể phải đào sẵn hỗ để cắm giàn. Sau đó, lấp đất và nén chặt để giữ chiếc giàn đứng vững. Hãy chọn lấy những cành hoa hồng khỏe khoắn và buộc nhẹ vào giàn bằng dây dù hoặc dây vải. Tuyệt đối không siết chặt cành hoa vào giàn, chỉ buộc hờ để cành tiếp tục leo cao dễ dàng. Duy trì khoảng cách giữa các cành nhằm định hướng chiều phát triển theo ý muốn.
Vì là một loài hoa khó tính, bạn nên chăm sóc chúng một cách kĩ lưỡng, cắt tỉa cành đều đặn, đặc biệt là những cành quá già/bị héo úa hoặc đã chết. Mỗi bụi hồng leo có thể sống từ 2 – 3 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Hồng leo có nhiều màu như trắng tinh khôi, hồng phơn phớt, đỏ pha cam… , nhưng quý hiếm nhất là hồng màu trắng. Tiến sĩ Hà Ngọc Mai – người có niềm đam mê bất tận với những loài hoa, loài cây đã lặn lội khắp vùng ngoại ô để sưu tầm một số khóm hoa hồng leo trắng về nhân giống rồi trồng tại biệt thự số 9 Phù Đổng Thiên Vương để bổ sung cho bộ sưu tập các loài hoa màu trắng của mình.
Biệt thự tọa lạc ở quãng giữa con đường từ Trường Đại học Đà Lạt về ký túc xá và ngược lại nền sắc trắng tinh khôi như trang vở, như màu áo học trò của hoa hồng leo khiến nhiều sinh viên ngẩn ngơ. Có em vào tận biệt thự xin hoa về trang trí cho góc học tập của mình. Tiến sĩ đã giâm khá nhiều cành cho bạn bè cũng như tặng hom cây để người dân Đà Lạt tạo dáng cho giàn hoa hoặc bờ rào.
Dẫu không phải là hoa thương phẩm nhưng hồng leo đẹp chẳng kém các loài hồng cao cấp, hương hoa thơm hơn tường vi nên thu hút nhiều loài bướm, ong…đến tạo nên một quang cảnh vô cùng nên thơ, sây đắm lòng người.
Hoa Hồng Leo hay hoa Hồng dây, là cây leo thường được trồng để trang trí trong các sân vườn biệt thự hoặc các khuôn viên cây xanh. Cây cho rất nhiều hoa đặc biệt vào mùa hè.
Hoa hồng leo có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ thẫm, hồng phớt, hồng tím, trắng, vàng ,… hoa nở rộ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Hoa hồng leo rất đẹp vì số lượng nở nhiều, giúp tô điểm cho hàng rào, cổng nhà, cửa sổ và khu vườn của bạn thêm đẹp.
Hoa hồng leo rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng hồng leo nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển nhanh hơn và cho nhiều hoa hơn.
Hoa Hồng leo không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao, độ vươn của cành không bằng các loại dây leo khác nên cần có giàn để cây bám vào và leo lên, Hoa hồng leo thường được trồng ở những nơi như: cột, cổng, hàng rào, hay một khoảng vách nào đó nhất là đoạn vách cạnh cửa sổ hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn dài ra.
Hoa hồng leo tốt nhất nên trồng vào đầu mùa xuân, hè hoặc thu để cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Đặc biệt, hoa hồng leo trồng vào mùa xuân là tốt nhất giúp cây có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với 2 mùa còn lại.
Hoa hồng ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy vị trí trồng cây phải được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng một ngày. Nên trồng hướng Đông để cây đón được ánh sáng mặt trời buổi sáng . Nơi trồng cây cũng phải rộng rãi. Hồng leo có xu hướng chiếm nhiều không gian khi lớn lên, bạn không nên trồng hoa gần các loài cây khác trong vườn.
Những kiến thức cần biết trước khi trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng hồng leo nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển nhanh hơn và cho nhiều hoa hơn
Hoa hồng leo không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao, độ vươn của cành không bằng các loại dây leo khác nên cần có giàn để cây bám vào và leo lên, hoa hồng leo thường được trồng ở những nơi như: cột, cổng, hàng rào, hay một khoảng vách nào đó nhất là đoạn vách cạnh cửa sổ hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn dài ra.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo
Chọn hạt giống: Chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cây và hoa sau này
Ðất và nơi trồng: Ðất sâu, xốp có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ẩm. Ðất cát thì nên trộn thêm phân phân hữu cơ và đất sét vào.
Giống trồng: Các cây hồng dùng trồng vào tháng 10-12 chỉ nên cắt ngắn vừa phải. Những chồi quá yếu nên cắt bỏ hẳn. Những cây trồng vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) nên cắt còn lại một mắt có hướng quay ra ngoài. Cắt bỏ đi 1/3 rễ. Nếu trồng bằng hạt thì cây yếu, ko phát triển mạnh.
Cách trồng: Nếu trồng theo cắt cành thì ngâm cây hồng khoảng 2 -3 tiếng vào nước sau đó trồng liền, nếu trời quá nắng nên che lại bằng vật ẩm ướt. Lỗ trồng nên đào sâu. Chôn khúc thân nổi u giữa rễ màu nâu và đoạn mầm xanh có gai chìm xuống mặt đất khoảng 3 ngón tay. Dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn kỹ gốc lại. Tưới sơ nước cho vững cây. Vào mùa khô nên tưới mỗi sáng. Tránh tưới lên lá và hoa – có thể tạo ra nấm có hại cho hoa
Ðất và nơi trồng hoa hồng leo dàn: Ðất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí, có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ấm. Nếu đất cát thì nên trộn thêm phân hữu cơ và đất sét vào. Trồng cây hồng leo nơi đất cao ráo, tránh úng (nếu trồng chậu, bồn cần có thể tích lớn).
Tưới nước: Vào mùa khô nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Tránh tưới nước lên lá và hoa, có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.
Bón phân: Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 không nên bón phân có nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.
Cắt tỉa: Đối với hồng leo chỉ cần tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá. Những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.
Hải đất chúc các bạn có những bụi hồng thật đẹp !!
Sản sinh một giống hồng
Hai Quang sưu tập
Tất cả bắt đầu giữa mùa hạ, khi cây hồng tốt nhất. Bông hoa ở cây hồng mẹ được cắt bỏ những cánh hoa và nhụy đực bằng cái kéo, chỉ chừa lại vòi nhụy để tiếp nhận phấn hoa của cây cha.
Phấn hoa quí giá từ cây cha đã được lấy và đựng trong cái chén nhỏ, được đặt vào nướm nhụy cái nhờ một cây bút lông. Như vậy bông hoa đã được thụ phấn, nó sẽ được bảo vệ bằng cách bọc trong bao giấy.
Không có sự hiểu biết chắc chắn rằng nó sẽ sinh ra cái gì sau cái “đám cưới” được sắp xếp này! Những người trồng hồng chỉ có một ý nghĩ nhỏ, nhưng không bảo đảm, theo kinh nghiệm thì cây mẹ thường mang sức sống mạnh mẽ và sức khỏe tốt đẹp, còn cây cha đem đến hương và sắc!
Cuối hè, trái to ra, chuyển từ xanh sang đỏ, đó là dấu hiệu quả chín. Đầu đông, các quả sẵn sàng để gieo trồng. Khoảng non 3 tháng sau, nó cho ra những cây con. Vào giai đoạn này, một số cây con bị loại bỏ. Năm sau, hoạt động tăng trưởng phát triển của nó ở ngoài trời, được quan sát dưới kính lúp, lúc đó sự lựa chọn nghiêm nhặt hơn, rồi vài thứ được chọn lựa, sưu tập và được trồng mỗi nơi một ít, khắp các vùng địa lý.
Sau cuộc trắc nghệm theo tiêu chuẩn quốc gia, chì 3 – 4 cây hồng được trúng cử! 10 năm là không quá đáng để có được cây hoa hồng mới!
Cuộc gian truân không dừng lại ở đấy! Một khi đã sáng tạo ra cây hồng mới, nó phải chịu cuộc sát hạch để vượt “vũ môn”. Cuộc sát hạch chính thức trong 3 năm, nó phải chứng tỏ những khía cạnh được thừa nhận là vượt trội hơn những gì hiện có. Sau cùng nó có thể được thừa nhận bằng một cái tên.
Nghi lễ đặt tên, cuộc sát hạch và việc trao huy chương sẽ thừa nhận vẻ đẹp của nó.
Trích theo Dominique Fleurence
Trồng hồng
Hai Quang sưu tập
Một trong những vấn đề quan trọng của việc trồng thành công cây hoa hồng là vị trí nơi trồng. Vì vậy trước khi trồng, các bạn hãy tìm hiểu các yếu tố sau:
1. Vị trí
Cây hồng thích nắng cũng như thoáng nhưng không ưa những nơi nóng bỏng cũng như nơi có luồng gió lạnh.
Nắng: Đa số cây hồng ưa nắng đầy đủ, nắng suốt ngày càng tốt. Ở vùng mưa nhiều thì ít ra mưa phải ít hơn 6 giờ trong ngày. Tuy nhiên ngày nay có nhiều thứ hồng vẫn ra hoa đạt phẩm chất ở trong râm. Thật vậy bóng râm một phần trong ngày sẽ làm màu sắc của hoa đậm đà hơn và kéo dài độ bền của hoa hơn.
Thoáng: Sự lưu thông không khí quanh cây hồng là quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tật. Cây hồng không thích chen chúc, bao bọc bờ tường chung quanh, cũng như bao bọc phủ bên trên. Vì vậy đa số cây hồng không phát triển tốt dưới cây cao vì bóng râm, vì cạnh tranh phát triển rễ và vì thiếu thông thoáng. Không khí tĩnh lặng cung cấp môi trường tuyệt hảo cho sự lây lan bệnh tật. Vì vậy không khí chuyển động thông thoáng là điều mong muốn.
Che chắn: Che chắn tránh gió mạnh không còn quan trọng khi cây hồng đã vững sống. Thực tế cây hồng chịu đựng tốt với gió và phát triển ở vùng trống trải tốt hơn các loại cây bụi khác. Tuy nhiên cùng một loại thì cây hồng được che chắn trưởng và cho hoa gấp đôi cây không che chắn.
2. Đất đai
Cây hồng thích đất sét, nhưng đất cát cũng tốt, tuy nhiên phân bón dễ trôi rửa nên phải bón phân thường xuyên hơn.
Trong thực tế cây hồng có thể trồng ở mọi loại đất vườn, từ đất sét cho đến đất cát. Nhưng tốt hơn sẽ là đất cát trộn đất mùn giúp cho sự thoát nước. Đất cát với chất hữu cơ làm tăng khả năng giữ ẩm.
Đa số cây hồng thích đất hơi acid pH=6.0 – 6.5.
Không trồng hồng trên đất đã trồng hồng trước đó nếu không làm mới đất ở đó đến độ sâu 50cm.
3. Thoát nước
Sự thoát nước gắn liền với loại đất. Cây hồng không chịu ngập úng dù cần tưới nước thường xuyên. Thoát nước tốt là điều cần thiết cho sự thành công lâu bền. Có thể thử nghiệm khả năng thoát nước ở một địa điểm bằng cách đào cái lỗ vuông vức cỡ 30cm – sâu cũng như rộng, đổ nước vào nhiều lần cho đầy, nếu nước vẫn còn hiện hữu sau 1 – 2 giờ thì chứng tỏ đất ấy thoát nước kém, cây hồng sẽ không phát triển tốt. Để giải quyết vấn đề này thì nên làm luống cao 50 – 100cm
4. Trồng
Cơ bản thì tất cả loại hồng có thể trồng quanh năm, tốt nhất là lúc chúng đã nghỉ một phần.
Chuẩn bị đất: Chuẩn bị đất tùy thuộc loại đất. Sự thoát nước tốt của đất cát có thể là vấn đề lớn nhất; tuy nhiên đất hữu cơ thêm vào sẽ cải thiện khả năng giữ nước cũng như tạo lập liên kết hóa học với thức ăn của cây.
Than bùn là chất cải thiện đất hiệu quả lâu dài và thêm phân động vật đã phân rã hoàn toàn càng tốt.
Các chất thêm vào này cũng hoạt động tốt ở trong đất mùn cũng như đất sét. Than bùn và phân bón động vật làm cho đất sét xốp và giúp không khí xâm nhập tốt hơn cũng như thoát nước tốt, đồng thời kích thích sự gia tăng vi sinh vật trong đất, rất có lợi cho sự phát triển của cây.
Đào lỗ: Lỗ trồng cần rộng cỡ 50cm và đủ sâu để mắt ghép ló lên trên mặt đất từ 2 – 5cm. Nếu lỗ không đủ sâu thì rễ sẽ mọc từ thân ở trên mắt ghép và lần hồi sẽ đưa đến sự sụp đổ hệ rễ.
Để ước lượng đúng độ sâu, hãy đặt cán xẻng ngang qua miệng lỗ. Để bụi hồng vào lỗ và xem mắt ghép có ở khoảng 2cm trên cán xẻng không? Nếu nó ở cao hơn 5cm thì đào sâu thêm, nếu dưới 2cm thì lấp bớt lại. Khi có lỗ đúng rồi thì đào sâu thêm 10cm và trải 50gam phân chuồng hoai ở đáy lỗ rồi phủ 10cm đất vườn trở lại.
Nếu cây hồng có rễ trần trụi thì phải tạo một mô đất ở đáy sao cho rễ cố định vững vào đất – mà không tiếp xúc trực tiếp với phân bón.
Nhiều cây có rễ xếp 2 tầng thì dùng tay nén đất làm cho cây đứng vững. Không nên dùng chân để ép, làm đất nén chặt quá và ngăn chặn không khí lưu thông quanh hệ rễ.
Cây trồng trong chậu: Hồng trồng chậu không chỉ là cây thông thường mà còn là cây phổ biến vì có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, ngay cả lúc chúng đang có hoa. Trước khi lấy cây ra trồng hãy cho cây thấm nước bằng cách để cả chậu vào xô nước có thêm ít dịch phân cá. Ngâm như vậy trong lúc sửa soạn nơi trồng.
Khi tháo cây ra khỏi chậu, tránh đụng chạm đến rễ. Lấy cây ra khỏi chậu cũng giống như khi đặt cây vào trồng.
5. Tưới nước
Ngay sau khi trồng, tưới nước đẫm. Nước tưới có phân bón rễ giúp cây giảm sốc. Nước thấm sâu giúp đất nén chặt, loại bỏ túi khí và liên kết đất trong chậu với hỗn hợp cây trồng.
Cây hồng cần tưới nước thường xuyên, nhất là mùa khô, thời kỳ nóng. Do nước đọng trên lá gây ra sự xâm nhập của bệnh, vì vậy tốt nhất nên tưới vào sáng sớm, hoặc chắc ăn hơn chỉ tưới quanh gốc hồng, dưới đất. Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được sử dụng nhiều đối với cây hồng.
6. Phân bón
Cây hồng cần được bón phân đều đặn. Phân bón tốt cho hoa hồng phải chứa lượng dinh dưỡng quân bình.
Để có kết quả tốt phải cho phân vào thời gian thích hợp nhất trong năm. Nghiên cứu cho thấy cây hồng thích nhất là phân hữu cơ. Hãy bón phân cách gốc khoảng 15cm và trải ra trên diện tích 1m2. Bón phân luân phiên theo chu kỳ 8 – 10 tuần vào thời phát triển. Cây hồng càng phát triển nhanh càng cần lượng đạm cao cho việc khởi đầu phát triển dinh dưỡng sau khi cắt tỉa cây. Tất cả phân bón cho hoa hồng cần thêm lượng Magnê, là yếu tố cải thiện phẩm chất màu hoa.
Lưu ý: Nhiều loại hoa hồng mới bị chết vì tác hại của phân bón khi mớí trồng lần đầu. Vì vây phải chờ cho đến khi cây hồng tỏ dấu hiệu chắc chắn rằng nó đã bén rễ, việc trồng đã thành công, rồi mới tưới phân nhẹ trên mặt đất.
Cây hồng có nhiều hệ rễ gần sát mặt đất vì vậy không nên cào xới để đặt phân bón vào, thay cho việc tưới phân. Nếu dùng phân bón tan chậm, hãy phủ lên các viên phân ấy một lớp rơm rạ, lá mục để nó không tan rã nhanh chóng, nhất là trong mùa hè.
Trích theo Roses Australia’s Favourite và Le jardin des Idées