Riềng tía hay Riềng đỏ, Sẹ đỏ, Gừng cảnh, Kim Thất, hoa Đuôi Chồn đỏ,... ngoài ra nó còn có một tên rất đẹp nữa, đó là hoa Hạnh Phúc, danh pháp khoa học là Alpinia purpurata, là cây thân thảo thuộc họ Gừng.
Riềng tía (riềng đỏ) là cây lưu niên, thân thảo thuộc họ Gừng, mọc ven suối và dưới tán rừng ẩm, có thể cao đến 1,5 m, ra hoa rực rỡ và lâu tàn nở từ tháng 7 đến tháng 12. Màu hoa đỏ thắm nổi bật trên nền lá xanh bóng mang lại vẻ đẹp sinh động cho sân vườn.
Cụm hoa ở đỉnh dài 30-50 cm, hoa dài hình nón giống như đuôi chồn, lá bắc màu đỏ điều đậm, xếp sát nhau dạng lòng thuyền, hoa thật màu trắng mọc ở kẽ lá bắc cao 5 – 6cm; đài cao 2,5cm; tràng có ống cao; nhị lép cao 1,3cm. Hoa riềng đỏ rất bền có thể cắt cắm bông để được 4-6 ngày.
Cây riềng tía có mặt ở các đảo thuộc châu Đại Dương, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam (được trồng ở thành phố Hồ Chí Minh).
Nhân giống và chọn đất trồng cây Riềng tía (riềng đỏ)
1.Nhân giống
Nhân giống bằng ba cách là từ tách chiết chồi cây con của cây mẹ, từ chồi củ dưới đất hay từ chồi hoa, từ mỗi cái hoa sẽ cho rất nhiều chồi con có thể phát triển thành một cây độc lập. Vì thế nhân giống từ chồi con của hoa riềng đỏ là nhanh có số lượng nhất.
2.Chọn đất trồng cây
Đất trồng cây Riềng đỏ có nhiều mùn và phân hữu cơ hoai mục (nếu trồng xuống đất), còn trồng chậu hay bồn có thể dùng giá thể phối trộn từ tro trấu-xơ dừa-phân bò hoai với tỷ lệ 2:1:2 hay đất sạch trồng cây, khi trồng nhớ kiểm tra thoát nước tốt nếu để ngập ứ nước sẽ làm thối nhũn bộ rễ.
Nếu trồng xuống đất thì khoảng cách cây giống là 34-45 cm để sau này có khoảng trồng cây Riềng đỏ nhảy ra nhiều cây con xung quanh. Còn trồng trong chậu thì chọn chậu có đường kính chậu từ 30-40 cm, dùng 1-2 cây giống là đủ trồng một chậu, do bộ rễ cây Riềng đỏ ăn ngang nên trồng sâu khoảng 8-10cm là đủ. Tưới nước đầy đủ sau khi trồng.
3.Chăm sóc và bón phân cây Riềng đỏ
Cây Riềng đỏ thích hợp nơi bóng râm ít ánh sáng, dưới tán lá cây cao hay mé hiên nhà. Tuy nhiên cây cũng trồng được nơi nhiều nắng nhưng lá nhạt màu ít bóng mượt hơn.
Cây Riềng đỏ ít khi bị sâu tấn công nhưng có thể bị bệnh làm vàng mép lá hay củ thối nhũn, tưới nước ngày một lần vào sáng sớm vào màu khô, mùa mưa thì tưới cách ngày, dùng thuốc bệnh sinh học như Valithavico, Kasumin,Streptomicin…khi có nấm bệnh xuất hiện.
Bón phân cho cây Riềng đỏ tùy vào điều kiện trồng trong chậu hay xuống đất, cây trồng đất thì bón phân đơn giản chỉ cần rải phân NPK 16.16.8 hay DAP lúc chiều mát và luân phiên với phân hữu cơ như phân bò hoai hay phân trùn quế.
Còn cây Riềng đỏ trồng chậu thì pha phân NPK để tưới cùng với bón thêm đất trồng cây hay đất dinh dưỡng phân trùn quế lên trên mặt chậu, định kỳ tháng bón hai lần luân phiên vô cơ và hữu cơ.
Sau thời gian trồng 6-8 tháng là cây Riềng đỏ bắt đầu ra hoa, nếu trồng đất hay bồn thì hoa riềng đỏ màu hoa tươi thắm và dài hơn cây trồng trong chậu.
Cây Riềng đỏ hay còn gọi là cây Hạnh Phúc được nhiều người ưa thích, được trồng nơi sân vườn vườn với mong muốn mang lại hạnh phúc cho ngôi nhà thân thương.
Cụm hoa ở đỉnh dài 30-50 cm, hoa dài hình nón giống như đuôi chồn, lá bắc màu đỏ điều đậm, xếp sát nhau dạng lòng thuyền, hoa thật màu trắng mọc ở kẽ lá bắc cao 5 – 6cm; đài cao 2,5cm; tràng có ống cao; nhị lép cao 1,3cm. Hoa riềng đỏ rất bền có thể cắt cắm bông để được 4-6 ngày.
Cây riềng tía có mặt ở các đảo thuộc châu Đại Dương, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam (được trồng ở thành phố Hồ Chí Minh).
Nhân giống và chọn đất trồng cây Riềng tía (riềng đỏ)
1.Nhân giống
Nhân giống bằng ba cách là từ tách chiết chồi cây con của cây mẹ, từ chồi củ dưới đất hay từ chồi hoa, từ mỗi cái hoa sẽ cho rất nhiều chồi con có thể phát triển thành một cây độc lập. Vì thế nhân giống từ chồi con của hoa riềng đỏ là nhanh có số lượng nhất.
2.Chọn đất trồng cây
Đất trồng cây Riềng đỏ có nhiều mùn và phân hữu cơ hoai mục (nếu trồng xuống đất), còn trồng chậu hay bồn có thể dùng giá thể phối trộn từ tro trấu-xơ dừa-phân bò hoai với tỷ lệ 2:1:2 hay đất sạch trồng cây, khi trồng nhớ kiểm tra thoát nước tốt nếu để ngập ứ nước sẽ làm thối nhũn bộ rễ.
Nếu trồng xuống đất thì khoảng cách cây giống là 34-45 cm để sau này có khoảng trồng cây Riềng đỏ nhảy ra nhiều cây con xung quanh. Còn trồng trong chậu thì chọn chậu có đường kính chậu từ 30-40 cm, dùng 1-2 cây giống là đủ trồng một chậu, do bộ rễ cây Riềng đỏ ăn ngang nên trồng sâu khoảng 8-10cm là đủ. Tưới nước đầy đủ sau khi trồng.
3.Chăm sóc và bón phân cây Riềng đỏ
Cây Riềng đỏ thích hợp nơi bóng râm ít ánh sáng, dưới tán lá cây cao hay mé hiên nhà. Tuy nhiên cây cũng trồng được nơi nhiều nắng nhưng lá nhạt màu ít bóng mượt hơn.
Cây Riềng đỏ ít khi bị sâu tấn công nhưng có thể bị bệnh làm vàng mép lá hay củ thối nhũn, tưới nước ngày một lần vào sáng sớm vào màu khô, mùa mưa thì tưới cách ngày, dùng thuốc bệnh sinh học như Valithavico, Kasumin,Streptomicin…khi có nấm bệnh xuất hiện.
Bón phân cho cây Riềng đỏ tùy vào điều kiện trồng trong chậu hay xuống đất, cây trồng đất thì bón phân đơn giản chỉ cần rải phân NPK 16.16.8 hay DAP lúc chiều mát và luân phiên với phân hữu cơ như phân bò hoai hay phân trùn quế.
Còn cây Riềng đỏ trồng chậu thì pha phân NPK để tưới cùng với bón thêm đất trồng cây hay đất dinh dưỡng phân trùn quế lên trên mặt chậu, định kỳ tháng bón hai lần luân phiên vô cơ và hữu cơ.
Sau thời gian trồng 6-8 tháng là cây Riềng đỏ bắt đầu ra hoa, nếu trồng đất hay bồn thì hoa riềng đỏ màu hoa tươi thắm và dài hơn cây trồng trong chậu.
Cây Riềng đỏ hay còn gọi là cây Hạnh Phúc được nhiều người ưa thích, được trồng nơi sân vườn vườn với mong muốn mang lại hạnh phúc cho ngôi nhà thân thương.
No comments:
Post a Comment