Tuesday, September 6, 2016

Cây bìm bịp chữa ung thư & nhiều bệnh khác


Cây bìm bịp (tên khoa học là Clinacanthus nutans, có tên khác là xương khỉ, mảnh cộng). Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Cây được mọc hoang khá phổ biến ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam và Châu Á. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Chùm Hoa Cây Mảnh Cộng - Clinacanthus Nutans
Chùm Hoa Cây Mảnh Cộng - Clinacanthus Nutans
Cây Mảnh Cộng - Clinacanthus Nutans

Tên khác: Bìm bịp, Xương khỉ

Tên khoa học: Clinacanthus Nutans (Burn f) Linlau

Mô tả cây: Cây nhỏ, mọc trườn. Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giún, màu xanh thẫm. Bông rủ xuống ở ngọn. Lá bắc hẹp. Hoa đỏ hay hồng cao 3-5cm. Tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng. Quả nang dài 1,5cm, chứa 4 hạt.

Mùa hoa: xuân- hạ.  
Lá Cây Mảnh Cộng - Clinacanthus Nutans
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Clinacanthi.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của các nước á châu nhiệt đới (các nước Ðông Dương từ Thái Lan đến Malaixia) nam Trung Quốc. Mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng. Có thể thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Lá khô có mùi thơm. Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng khu ứ, giảm đau và liều xương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương. Thường dùng phối hợp với Mò hoa trắng giã ra lọc lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng của trẻ em. Nhân dân dùng cành lá đắp vết thương trâu bò húc.

Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa thiếu máu, hoàng đản, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp.

Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rọp.
Cây Mảnh Cộng

Tham khảo thêm: Bài thuốc hay trị viêm gan từ cây mảnh cộng
Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau), hạ sốt, chống viêm, điều kinh

Cây mảnh cộng tùy theo địa phương còn gọi là cây cộng cộng hay cây bìm bịp (sở dĩ có tên bìm bịp vì khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp cho chim con lành xương nên có tên gọi như trên) hoặc cây xương khỉ… Tên khoa học Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.  Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau), hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Ngoài ra còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Sau đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ cây mảnh cộng. 

* Trị trẻ em, người lớn bị lở miệng: Lấy lá mảnh cộng tươi rửa sạch giã nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20 – 60g/ngày. 

* Trị viêm gan mãn (biểu hiện vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bứt rứt, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm): Dùng toàn cây mảnh cộng 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

* Trị các khớp sưng đau: Toàn cây mảnh cộng 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g. Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5 – 15 ngày. 

* Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng: Lá cây mảnh cộng tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5 – 10 ngày.  

Đồng thời kết hợp dùng phương thuốc uống gồm có: Toàn cây mảnh cộng 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g.

Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5 – 15 ngày.
BS Hoàng Long

Nguồn gốc tên cây bìm bịp ở Việt Nam:

Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý. Nếu đúng như vậy thì đây là một loại rau vừa có vị thuốc quý!




Đ.chỉ bán cây bìm bịp

Thursday, August 11, 2016

Các loại cây có tác dụng đuổi muỗi



Cây trồng trong nhà đuổi muỗi
Cùng tìm hiểu những loại cây trồng trong nhà vừa đẹp mang lại không gian thư thái lại vừa có tác dụng đuổi muỗi cực chất...
1. Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc hay còn được gọi là hoa cứt lợn, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Tuy có tên gọi dân gian khó nghe – hoa cứt lợn nhưng loài hoa này lại rất có ích. Hoa ngũ sắc là một loài cây thân nhỏ, thân nhiều lông mềm, hoa nhỏ màu tím, xanh.
Cây trồng trong nhà đuổi muỗi tốt nhất
Hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả nên được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi. Tuy nhiên, không nên chà xát hoa ngũ sắc trực tiếp lên da vì nó có thể gây kích ứng da. Vì vậy, cách tốt nhất là tận dụng công dụng của nó bằng những cây tươi được trồng trong đất. Hoa ngũ sắc mọc thành chùm khá lớn, phát triển tốt trong các loại chậu, bồn hoa hoặc vườn đá trong nhà.
Chúng có khả năng đuổi muỗi hàng đầu và được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chống muỗi.
Màu sắc của hoa cũng vô cùng phong phú, từ trắng, tím, hồng, xanh, tím...
2. Hoa cúc vạn thọ
Những đóa hoa cúc vạn thọ đường kính lớn và có màu vàng tươi sáng không chỉ đẹp, tinh tế mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Cúc vạn thọ được biết là tỏa ra hương thơm mạnh mẽ khiến côn trùng phải… bỏ chạy. Những người trồng vườn hữu cơ thường trồng cúc vạn thọ xung quanh vườn, ruộng và cây trồng để đuổi các loài rệp và muỗi gây hại.
Cúc vạn thọ nổi tiếng là loài hoa có hương thơm ngào ngạt, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Hoa cúc vạn thọ có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều phát triển cao khoảng 25 – 40 cm. Màu sắc phổ biến nhất là màu vàng tươi, da cam hoặc trộn lẫn hai màu trên. Cúc vạn thọ yêu thích ánh sáng, do đó, chúng nên được trồng ở những có ánh nắng dồi dào.
Mùi hương của cúc vạn thọ khiến con người thích mê nhưng khiến các loài côn trùng sợ hãi mà chạy xa.
Một vài chậu cúc vạn thọ sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên tươi sáng và quên đi nỗi lo về các loài côn trùng xâm nhập vào trong nhà.
3. Hoa sen cạn
Hoa sen cạn có kích thước nhỏ, cánh mỏng manh như tờ giấy lụa, hoa có rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Sen cạn không chỉ là một loài hoa trang trí độc đáo mà nó còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến súp, sa lát và nhiều món ăn khác.
Sen cạn là một trong những loài hoa trang trí tuyệt vời nhờ vào vẻ đẹp mỏng manh và tinh tế.
Ngoài ra, loài hoa này cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của côn trung vào nhà, vườn cây ăn trái và vườn rau xanh. Sen cạn có thể đuổi được một số loài côn trùng như ruồi, bọ cánh cứng, các loài rệp gây hại….
4. Cây sả
Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi chính được chiết xuất từ Sả, nó có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, cũng như tìm được bạn.
Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao. Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.
5. Ngũ Gia Bì
Tên thông thường: Ngũ gia bì xanh, Sâm non, cây chân chim
Chậu cây ngũ gia bì có chiều cao từ 1,3 – 1,8 mét, tán lá từ 30 – 35 cm… thích hợp đặt trong văn phòng.
Cây phát triển cao. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Lá cây ngũ gia bì xanh này có màu xanh đậm, xẻ thủy… có hình dạng như bàn chân con chim nên người ta còn cây là cây chân chim. Khi hái lá vò… nghe mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.
6 Cây Hương Thảo
Cây Hương Thảo được biết như là loại cây cảnh trong vườn, chúng là loài cây bụi dễ trồng, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh.
Cây Hương thảo có thể phát triển khá lớn và duy trì sự sống trong nhiều năm, có thể được cắt tỉa thành các hình dạng chính thức và hàng rào thấp, Nó có thể dễ dàng được trồng trong chậu để làm cảnh, thường nở hoa vào 2 mùa Xuân, Hạ.
7. Cây húng thơm – cây húng chanh
Cây húng thơm được xem là một trong cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa có thể phòng chống muỗi. Tình dầu của cây húng thơm có tác dụng xua đuổi muỗi và chống muỗi một cách hiệu quả cho gia đình.
8. Cây bạc hà
Theo các chuyên giá cho biết bạc hà được coi là thảo dược cổ xưa nhất thế giới, mang lại nhiều hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng. Khi bạn trồng cây bạc hà xung quanh nhà giúp xua đuổi và tiêu diệt muỗi, ngoài ra còn làm cho côn trùng khác tránh xa như kiến, ong, gián. Tinh dầu bạc hà còn được sử dụng như các loại thuốc tiêu diệt côn trùng thân thiện với môi trường sống
9 Cây Tùng Thơm
Là một cây cảnh trông nhà đặc biệt - toàn thân phát ra tinh dầu thơm mùi chanh (còn gọi là cây Tùng chanh). Cây Tùng Thơm có thân bụi, dạng tháp tự nhiên, lá dạng kim, màu xanh lục pha vàng được ưu tiên hàng đầu cho việc chọn trồng cây cảnh trong nhà. Ngoài việc trang trí làm cây nội thất, Tùng Thơm còn được biết đến với khả năng xua đuổi muỗi tuyệt vời do chính mùi thơm của nó. Khi hít thật sâu mùi hương của nó,bạn cũng sẽ cảm thấy đầu óc thư thái và tinh thần trở nên hưng phấn hơn.

Lan quân tử: cây ưa bóng, cách trồng & chăm sóc


Lan Quân Tử còn có tên gọi khác là Lan huệ cam, có tên Tiếng Anh là Clivia (hay Clivea). Nó không thuộc vào nhóm các cây Lan (Orchid) mà lại thuộc giống lilies, đặc biệt rất gần với African Lily (Agapanthus). Loại này đẹp cả hoa lẫn lá. Hoa thì màu cam đậm, nhưng mỗi cánh hoa có 1 đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Khoảng 12-18 cái hoa cụm lại làm thành 1 chùm và mỗi cây trung bình có được 2-3 chùm hoa. Loài cây này có thể sinh sống và phát triển trong những điều kiện khá khắc nghiệt, có lẽ vì thế cái tên Lan Quân Tử mới được hình thành ?!
Cây khi trưởng thành có chiều cao (cả hoa) vào khoảng 30 - 50 cm, rất thích hợp trồng trong chậu cảnh hoặc trong nhà
Lan quân tử hay còn được gọi là cây đại quân tử có tên tiếng Anh là Clivia (Clivea). Lan quân tử không thuộc vào nhóm các cây Lan (Orchid) mà lại thuộc giống lilies, đặc biệt rất gần với African Lily (Agapanthus). Loại này đẹp cả hoa lẫn lá.
Cây Lan quân tử là loài cây cứng cáp và mạnh mẻ. Trong quan niệm của người Trung Quốc cây Lan quân tử là biểu tượng của thịnh vượng và tài khí. Hoa và lá của Lan quân tử có sức sống khá bền, thời gian tươi rất lâu, tượng trưng cho sự phú quý lâu dài.
Thực ra lan quân tử không phải thuộc họ lan mà thuộc họ hành tỏi nên có tên khoa học là Cliva nobilis Lindl. Lan quân tử là cây thân cỏ sống nhiều năm, chất thịt, chất thô, thân chia củ và vẩy giả. Lá hình kiếm, mọc lệch dài 30-50cm, một chùm hoa có thể mọc 10-60 bông, nở hoa vào mùa xuân, nhiều nhất là vào mùa đông, hoa nhỏ, kéo dài 10-20 ngày, hoa lớn 2-3 tháng. Mỗi quả có 1 hạt hoặc nhiều hạt.
Lan quân tử là một loài hoa nguyên sản ở châu Phi du nhập vào Trung Quốc hơn 100 năm, thế hoa mềm mại, hoa đẹp, lá xanh tựa bích ngọc, được mọi người ưa thích. Lan quân tử được trồng có 2 loại: lan quân tử lá hẹp và lan quân tử hoa lớn. Lan có giá trị thưởng thức rất cao. Lan quân tử có rễ chất thịt, trong rễ có chứa một lượng nước nhất định, cho nên chúng có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên mùa hè không khí khô vẫn không nên quên tưới nước. Khi tưới nước cần chú ý căn cứ vào tình hình khô của chậu nhưng lượng tưới không nên nhiều để giữ cho chậu ẩm vừa. Nói chung, mùa xuân mỗi ngày cần tưới 1 lần, mùa hè dùng vòi phun phun lên mặt lá và xung quanh, mỗi ngày phun 2 lần. Mùa thu cách 1 ngày tưới một lần, mùa đông mỗi tuần tưới một lần. Nhưng cần chú ý phải nắm vững các tình hình cụ thể khác nhau. Nếu trời nắng phun nhiều, trời râm phun ít, mưa thì không tưới. Khi nhiệt độ cao, không khí khô thì một ngày cần tưới nhiều lần. Nếu có điều kiện phải dùng nước mềm để tưới như nước mưa, nước sông, sau đó là nước ao, hồ, kém nhất là dùng nước máy. Có thể dùng thùng, chậu đựng nước máy để sau 2-3 ngày tưới. Như vậy để các chất có hại lắng đọng, cũng có thể để cho các chất trong nước oxy hoá làm sạch làm cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ của chậu.
Cây hoa thường rất ưa phân bón nhưng cũng phải có mức độ, nếu bón quá nhiều gây khô héo, thối rễ. Sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau cho nên cần áp dụng phương pháp bón phân thích hợp như bón lót, bón thúc, bón ngoài rễ.
Bón lót: Mục đích của bón lót là tạo điều kiện sinh trưởng, phát triển thoả mãn dinh dưỡng cho cây. Bón lót với lan quân tử tiến hành lúc thay chậu 2 năm một lần, phân bón lót thường dùng phân chuồng, phân xanh, phân bã đậu.
lan quan tu, Sept 4-2015 (3)Bón thúc: Chủ yếu là xúc tiến sinh trưởng, bón thúc với lan quân tử thường dùng bột cá, bột xương. Khi mới trồng chỉ bón ít, về sau khi lá to thì tăng dần lượng bón phân. Khi bón thường sâu 2-3cm, nhưng cần chú ý không bón gần bộ rễ. Đối với phân thể rắn thường mỗi tháng một lần. Bón phân thể lỏng thường phải ngâm phân hoai trong nước 30-40 lần đối với cây con, 20 lần đối với cây lớn. Sau khi tưới nước để phân thấm vào bộ rễ, phát huy hiệu quả của phân. Trước khi tưới 1-2 ngày, không nên tưới nước. Thời gian bón phân thường vào buổi sáng. Khi tưới cần tưới vào quanh chậu, chú ý tránh tưới vào lá, vào cây. Ngoài ra thời gian bón phân cũng khác nhau, màu xuân và mùa đông nên tưới P và K như là bột cá, bột xương, mùa thu bón một số dịch thấm của lông động vật, sừng, chân động vật hoai, pha loãng 30-40 lần.

            Bón phân ngoài rễ: Phương pháp này chủ yếu là bổ sung dinh dưỡng trong đất để giải quyết vấn đề thiếu phân làm cho cây con sinh trưởng nhanh hơn, hoa quả mập hơn. Bón phân ngoài rễ bằng phun nước phân pha loãng, phun bằng bình phun vào mặt lá cây để các nguyên tố dinh dưỡng ngấm vào tế bào biểu bì và khí khổng, thông thường người ta dùng nước giải, Ca3PO4, KH­2PO4. Lúc phun phải phun vào 2 bên mặt lá. Trong mùa sinh trưởng 4-6 ngày phun một lần. Thời gian ngủ nghỉ 2 tuần phun 1 lần, thời gian phun là sau khi mặt trời mọc, sau khi hoa nở thì ngừng phun. Cần chú ý là phương pháp này chỉ áp dụng khi nào thiếu phân.

Thay chậu và nhân giống hữu tính Lan quân tử

Lan quân tử sau khi trồng 2 năm phải thay chậu bởi vì khi cây lớn lên chậu con không thích ứng, dinh dưỡng trong đất bị hấp thu khá nhiều, sâu bệnh hai có thể nhiễm vào bộ rễ. Thời gian thay chậu vào mùa xuân (trước Cốc vũ) và mùa thu khi nhiệt độ khoảng 20oC là thích hợp nhất. Trong đất dinh dưỡng nên thêm một ít bột xương hoặc Ca3(PO4)2. Khi thay chậu trước hết dùng dao vạch xung quanh chậu. Sau đấy dùng tay đỡ giữ cổ rễ và lật chậu đổ cây ra rồi đưa vào chậu khác. Khi trồng cây phải để vào giữa chậu, cắt bớt rễ quá dài, lắc chậu để rễ tiếp xúc với đất, tưới đều 1 lần nước.
Dùng phương pháp gieo hạt để nhân giống lan quân tử. Phương pháp này dùng khá phổ biến, ưu điêm của phương pháp này là có thể nhân giống hàng loạt, nhưng trước hết phải sử dụng thụ phấn nhân tạo, tốt nhất là thụ phấn khác gốc. Vì thụ phấn khác gốc tỷ lệ kết hạt cao hơn thụ phấn cùng gốc rất nhiều.
Phương pháp thụ phấn: sau khi hoa nở 2-3 ngày, bao hoa thành thục, nhuỵ hoa tiết chất nhầy là lúc thụ phấn tốt nhất. Khi thụ phấn dùng bút lông quét hết phấn trên nhị, để phấn rơi vào đầu nhuỵ. Muốn tỷ lệ kết hạt cao thường tiến hành vào 9-10 giờ sáng và 2-3 giờ chiều. Sau 8-9 tháng quả chín biến thành màu tím đen là có thể thu hái quả, sau 10-20 ngày bóc vỏ quả lấy hạt. Trước lúc gieo hạt ngâm vào nước ấm  30-35oC sau 20-30 phút, vớt ra rửa sạch gieo vào đất chậu để trong nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 90%, sau 1- 2 tuần hình thành rễ phôi.

             Phương pháp chọn đất để gieo hạt: đất tơi xốp nhiều mùn, trộn với ½ cát mịn. Lan quân tử ưa đất hơi chua, pH 6-6,5. Thời gian gieo hạt lan quân tử không nghiêm khắc, có thể tiến hành trong các mùa xuân, thu, đông. Nhưng nhiệt độ phải bảo đảm 20-25 oC.

Trên phiến lá dày và rộng của lan quân tử có rất nhiều lỗ khí và lông tơ, có thể tiết ra một lượng dịch lớn để hụt bụi và khí độc trong không khí, có tác dụng lọc không khí trong phòng, bởi vậy lan quân tử được mệnh danh là máy lọc không khí tự nhiên.
  • thegioihatgionghoa.com sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc loại cây này.


    Tên gọi khác: Lan quân tử hoa lớn, tỏi trời lá to, tỏi trời lá kiếm. Thân cây nho nhã, tựa dáng dấp của một chàng quân tử, hoa như hoa lan, bởi vậy có tên là lan quân tử. Lá dài như kiếm mọc xếp vào nhau, hoa hình ô nở thành chùm, mỗi chùm có nhiều bông hoa nhỏ. Hoa có hình cái phễu, thường có màu da cam. Có nguồn gốc từ phía Nam Châu Phi.


    Phương pháp chăm sóc
    - Ánh sáng: Ưa bóng râm, kỵ ánh sáng mạnh. Nhưng cũng cần điều kiện ánh sáng nhất định, nếu chiếu sáng quá dài và quá mạnh hoặc bị cớm nắng lâu ngày, không đủ ánh sáng đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tạo chất dinh dưỡng của cây, khiến cho cây không thể ra nụ, nở hoa.
    - Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, kỵ nhiệt độ cao. Vừa sợ nóng, vừa không chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 15 - 20oC, khi nhiệt độ dưới 5oC hoặc trên 30oC cây sẽ ngừng sinh trưởng.
    - Nước: Ưa ẩm ướt nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối cao. Vào mùa hè nóng nực không khí khô, lá cây và rễ rất dễ bị tổn thương, lá mới không có khả năng mọc, lá cũ bị khô héo, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây mà thậm chí có thể khiến cây chết. Nhưng nếu tuới nước quá nhiều cũng rất dễ thối rễ. Bởi vậy cần phải duy trì đất trong chậu ẩm nhưng không nhão.
    - Đất: Thích hợp với loại đất mục, chua, phì nhiêu, thấm nước và thông khí tốt. Thành phần thông thường của đất trồng là 6 phần đất lá mục, 2 phần lá thông, 1 phần cát và 1 phần phân bón lót.
    - Phân bón: Ưa phân bón, cách 2 -3 năm cần phải bỏ phân rải vào châu. Đồng thời cũng tránh bón quá nhiều phân đạm và thiếu phân lân. Nhưng nếu bón quá nhiều phân sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, thậm chí rễ cây có thể bị rữa hoặc khô héo.
    Phương pháp nhân giống
    - Thường dùng biện pháp tán gốc, thao tác này khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định, có thể giữ được đặc tính của cây mẹ.
    - Khi ươm mầm, trước tiên sẽ nhổ cây mẹ ra khỏi chậu, giũ sạch đất, tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con, sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch, sau khi trồng có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 - 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.
    - Cũng có thể dùng phương pháp gieo hạt. Trước khi gieo hạt cần phải chuẩn bị chậu trồng trước, thường thì tốt nhất nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây của bề mặt đất những khu rừng, sau đó trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30 - 35oC, trong vòng nửa tiếng sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20 -25oC và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%, sau 1 - 2 tuần hạt nảy mầm sẽ mọc rễ.


    Không gian trưng bày thích hợp và ý nghĩa loài cây
    - Lan quân tử quanh năm xanh tươi, có khả năng chịu tối cao, dáng cây thanh tú, hợp với việc trồng trong phòng khách, phòng sách. Bày trên bàn học, trà kỷ hoặc trên ban công, không những làm cho căn phòng tràn đầy vẻ đẹp thiên nhiên mà còn làm cho bạn cảm thấy thư thái.
    - Ý nghĩa loài cây: Cao quý, có phong cách của một bậc quân tử.
    Phòng chống bệnh thường gặp
    - Bệnh héo rũ gốc, mốc trắng: Có thể tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh.
    - Bệnh thối lá: Cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.
    - Bệnh thán thư: Có thể dùng Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:800 phun lên lá, mỗi tuần 1 lần, phun 3-5 lần là được.
    - Trùng vỏ cứng: Cần mau chóng trừ bệnh, có thể dùng Omethoate 40% pha loãng với tỉ lệ 1000-1500 phun lên cây.

  • https://www.facebook.com/Sieuthihoadacsandalat/photos/?tab=album&album_id=872385506129262
  • Hoa lan quân tử thể hiện ý nghĩa người quân tử, biết nhẫn nại trong hoàn cảnh khó vì cây kháng chịu được khắc nghiệt, dễ chăm sóc

    Cây hoa lan quân tử với thân lá, hoa đẹp rực rỡ , sang trọng, giàu ý nghĩa phong thủy, dễ trồng và chăm sóc nên được ưu tiên số một trong việc trang trí nhà phố đặc biệt cây để bàn tuyệt đẹp.

    Hoa Lan nói chung và Quân Tử Lan nói riêng được coi là loài hoa vương giả mang đến cho người trồng nó sự phú quý, danh giá.

    Hoa thì màu cam đậm, nhưng mỗi cánh hoa có 1 đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Khoảng 12-18 cái hoa cụm lại làm thành 1 chùm và mỗi cây trung bình có được 2-3 chùm hoa.

    Điều kiện thích hợp trồng và chăm sóc cây hoa lan quân tử

    - Ánh sáng: Lan quân tử ưa bóng râm, không thích hợp với nơi có ánh sáng mạnh , nhưng cũng không nên để cây cớm nắng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tích lũy dinh dưỡng và ra hoa của cây
    - Nhiệt độ: Lan quân tử thích hợp với nhiệt độ mát mẻ từ 15-25 độ C. Ngoài nhiệt độ này cây sinh trưởng chậm
    - Nước: Cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên cho cây, ngày 1-2 lần , vào sáng sớm hoặc chiều, không nên tưới quá nhiều ngập úng làm thối rễ cây
    - Đất trồng cần tơi xốp nhiều chất dinh dưỡng thoát nước tốt, nên có phân lót
    - Những bệnh thường gặp ở lan quân tử : bệnh thối gốc, trùng vỏ cứng, thối lá, rũ gốc

    Hoa lan quân tử được trưng bày ở nhiều nơi và mang ý nghĩa khác nhau:

    1. Bố trí ở cửa trước, biểu thị cho phong cách Quân Tử của Chủ Nhân, mọi người đến thăm nhà bước vào cửa có thể ngắm hoa và hiểu được phong cách của chủ nhân.

    2. Bày ở phòng đọc sách, như một lời tự nhắc nhở phải luôn sống và làm đúng một người Quân Tử.

    3. Nếu Bàn làm việc rộng có thể bày ngay trên bàn, bên tay trái của chủ nhân khi ngồi làm việc. Vượng Thanh Long tất có quý nhân phù trợ.

    4. Đặt tại trên cửa nhà vệ sinh, ngoài tác dụng làm đẹp, còn có thể hấp thu và chuyển hóa khí độc từ nhà vệ sinh tống ra, cải thiện được môi trường của nhà, phòng làm việc.

Wednesday, August 10, 2016

Cây dạ hợp, hàm tiếu, trứng gà, lan tiêu

Cây Dạ hợp nhỏ (Dạ hợp, Hoa trứng gà)

Tên khoa học: Magnolia coco (Lour.) DC.
Họ: Ngọc lan – Magnoliaceae
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cây thân gỗ nhỏ cao khoảng 2m, phân cành nhiều nhẵn. Lá nguyên hình trái xoan dài 15cm và rộng 5cm, nhọn cả hai đầu có mặt trên xanh bóng và mặt dưới xanh nhạt pha vàng. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống lớn cong, hoa lưỡng tính có nhị nhiều, cánh hoa khi non màu hơi xanh sau chuyển sang màu trắng.
Cây có hoa thơm nở gần quanh năm, được trồng làm cảnh trong sân vườn và trong khuôn viên các đền chùa.
Cây ưa sáng, dễ trồng sinh trưởng bình thường, nhân giống chủ yếu bằng chiết cành hoặc giâm cành.

Cây Hàm tiếu hay dạ hợp hương tên khoa học: Michelia fuscata, thuộc họ ngọc lan Magnoliaceae; nguồn gốc Châu Á.
Cây hàm tiếu là cây thân gỗ, bụi thấp, cao khoảng 1 – 4m, nhiều cành, tán không rộng. Lá cây hàm tiếu là lá đơn, mọc đối, thuôn nhọn, dày, nhẵn; mặt trên màu đậm hơn mặt dưới.

Cây hàm tiếu cho hoa lưỡng tính,  màu trắng hoặc ngà, có thể có vệt màu tím, 5 hoặc 6 cánh, mùi thơm như chuối chín; đài hoa có lông mịn.

Cây hàm tiếu sinh trưởng tốt trong điều kiện bình thường. Cây hàm tiếu có thể được trồng trong chậu, bồn lớn, trên đất; lấy bóng mát, trang trí và làm đẹp cảnh quan sân vườn, lối đi, quán cà phê, công viên…
Cây Hàm Tiếu tương đối nhỏ hơn, có khi mọc như bụi, hoa như không muốn nở hẳn ra nên được đặt tên này và được gọi là Chinese Tulip Tree . No' có tên khác là Hương Tiêu hay Banana Shrub vì có mùi thơm của chuối chín. Có ngươì bảo mùi của nó giống mùi của 1 loại rượu nên gọi là Port Wine Magnolia,... . Tên khoa học là Michelia figo hay Michelia fuscata .


Chẳng hiểu dạ hợp đến từ đâu mà trong vòng 10 năm nay, tôi mới được biết về loại hoa này. Bạn bè tôi có người trong giới chơi hoa thì cũng chẳng biết sớm hơn tôi bao nhiêu. Đầu tiên tôi nghe nói có một giáo sư đại học hồi hưu tuổi đã bát tuần, tinh tế trong nghệ thuật chơi hoa, trồng cây đó khá sớm; và thật may mắn sau này tôi gián tiếp lấy được giống cây ấy qua một người bạn được thầy ưu ái tặng cây chiết ra từ cây gốc của thầy.
Quả là hoa dạ hợp không được con người ca ngợi như những loại hoa nổi tiếng như: hoa lan quý phái, hoa hồng đã là hoa của tình yêu, hoa mai, hoa đào cốt cách tượng trưng cho mùa xuân, hoa thuy tiên phong lưu ngày Tết, hoa sen nở thơm ngát đầu mùa hạ…mà ngay cả so những hoa dân dã như hoa lài, hoa lý, hoa ngâu..thì dạ hợp cũng thua xa về tâm tiếng.
Vì sao con người lại không niềm nở với hoa dạ hợp? Dù sao, hoa đã được đặt tên là dạ hợp, nghe có vẻ bí ẩn, như bóng đêm, như sương khuya, thì hẳn hoa phải có gì huyền diệu? Đểtruy nguyên về lai lịch cây, tôi phải nhờ ông thầy internet vậy:“Cây hoa dạ hợp, tên khoa học là Magllolia Pumila andrews cũng thuộc họ mộc lan (magnoliaceae)còn gọi là cây hoa trứng gà” “Magnolia coco=M.pumila (dạ hợp nhỏ hay trứng gà nhỏ). Cây nguồn gốc từ Trung Hoa, trồng làm cảnh nơi đền, chùa”. “Tên Việt: dạ lan, dạ hợp, hoa trứng gà, tên Hoa: dạ hợp hoa, mộc liên, dạ hương mộc lan. Tên Anh: Chinese magnolia, Tên Pháp: Magnolia co co, tên khoa học: Magnolia co co, họ Magnoliaceae”.
Phải chăng cây dạ hợp mới được nhập về sau này từ Trung Hoa, cho nên ít người biết; hoặc “đẳng cấp” của nó chỉ tầm tầm cho nên ít người biết đến? Tôi thử đánh giá loài hoa này môt chút bằng ba căn mắt, mũi, ý. Cây cao vừa phải, tầm 4 mét, đâm nhiều nhánh, lá khá dài, tương đối thuông nhọn hai đầu. Tôi chơi hoa không nhiều, không mấy công phu, không tinh tế về hoa, không mê mẫn với hoa, nhưng chắc chắn là thích trồng cây hoa, tuy nhiên tôi chuộng nhưng loại hoa không đòi hỏi chăm sóc quá đáng; trong những hoa đó, dần dần hhoa dạ hợp đã quyến rũ tôi, vì những lẽ:
- Nhìn tổng thể, cây dạ hợp tạo dáng lá khá đẹp, mạnh, và nếu được chăm bón tốt, tán lá sẽ ra đều chung quanh, trong khi cây vẫn thiên về chiều cao. Cây dễ tính, không kén đất, bạn không cần mất công nhiều mà cây vẫn trổ nhánh ra hoa. Cây có thể hiên ngang mưa nắng 100%, và cây vẫn có thể chịu trên đầu chút bóng râm. Cây ra hoa suốt 4 mùa. Với độ cao tầm  thước, cây cũng thích hợp với trồng chậu, và điều này làm cho tôi thích hơn, vì chậu hoa dạ hợp không bị bàn tay nghệ nhân uốn éo tội nghiệp – tự nhiên mà vẫn đẹp, tất nhiên đẹp dân dã, không so với moden thành thị. Trồng chậu lại rất hay vì ta có thể đưa hương hoa về với mình.

- Quý nhất của cây dạ hợp là hoa. Hoa ra đơn lẻ ở kẻ lá, cọng to, ngắn, vì vậy hoa nhiều khi có vẻ e  ấp dưới lá. Hoa to vừa phải, khi còn búp thì màu xanh, thuôn tròn, khi đến độ nở thì màu xanh nhạt dần dần để trở thành trắng nuốt, những cánh hoa xếp thành 3 tầng, mỗi tầng 3 cánh từ từ bung ra theo từng tầng, cuối cùng là nhụy hoa. Không như hoa quỳnh – loại hoa  trắng cánh to mềm mại từ từ rung nhẹ và hé mở để đẹp đến độ tinh khiết và thoảng hương thơm vào lúc đêm khuya, rồi sáng sớm ngày mai hoa héo tàn- gợi được thi vị và thương cảm cho con người, hoa dạ hợp vẫn có nét đặc biệt khi chuyển mình, hoa búp sung mãn vào ban ngày, đến chiều thì bắt đầu hé cánh, khoảng 9 giờ tối hoa nở trắng nuốt,e ấp nhụy vàng, cho đến sáng hôm sau thì 3 cánh hoa ngoài vẫn giữ nguyên trong khi những cánh hoa bên trong  khép hờ, che kín nhụy, và hoa vẫn sẽ đẹp, thế rồi hoa sẽ rụng cánh một lần vào ban đêm. Từ chiếu tối bắt đầu nở cho đến ngày và đêm hôm sau. Hoa tỏa hương thơm thoảng, ngọt, nhẹ nhàng. Đăc biệt đêm khuya, hoa giả từ cõi đời mà vẫn không quên tỏa hương lần cuối cho thinh không. Nếu cây tốt, nhiều hoa nở đồng thời, hương sẽ thoảng đưa nhiều, rõ hơn, nhưng chỉ cần một đóa, vẫn có thể làm cho khu vườn khác lạ bằng chút tinh anh đặc biệt cả nó. Không được nuôi nấng cưng chiều như các loại hoa quý tộc, nhiều khi cây dạ hợp còn bị đối xử vô tình, nhưng cây vẫn sống đời cây, vẫn có một nụ âm thầm từ nách lá, để chủ nhân tối ra vườn dạo chơi, một làn hương thoảng qua, khi đó chủ nhân mới chợt nhớ À! dạ hợp! riêng tôi thường tỉnh giấc vào khi trời chưa sáng, hoa dạ hợp đã nhắc khẻ bằng làn hương thơm lan vào phóng. Sáng dậy, tôi đi thăm hoa, thì thôi rồi, những cánh hoa đã rơi từ bao giờ.

Cây hoa tường vi: cách chăm sóc

Tên thường gọi: Tường Vi
Tên khoa học: Lagerstroemia indica Linn.
Họ: Lythraceae (Tử Vi).
Nguồn gốc: Trung Quốc, Nhật Bản.

Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, cành non có 4 cạnh, nhẵn, màu nâu trắng. Lá mọc gần đối, hình trái xoan ngược thuôn, gần như không có cuống, màu xanh pha tím, mép nguyên, nhăn nheo.

Bông hoa tường vi đẹp

Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành. Nụ hoa hình cầu. Hoa lớn trung bình màu tím hay màu hồng, đôi khi gần trắng với cánh hoa có móng dài, phiến mảnh nhăn nheo. Nhị nhiều. Quả nang hình cầu, ngoài có cánh đài bao bọc. Hạt có cánh.

cây hoa tường vi

Tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây dễ nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Ưa khí hậu mát ẩm, có thể chịu được khô hạn. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Cây Tường Vi cũng mọc bụi như Hồng Tường Vi, nhánh cây mang hoa rất dài và ẻo lả, thường phải dựa vào giàn hay hàng rào mới có thể đứng vững.

vườn ươm tường vi

Tường Vi thường ra hoa vào mùa mưa. Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, những nhánh cây bắt đầu mang các chùm nụ tròn trĩnh xinh xắn, nặng trĩu đầu cành.

Khi hoa nở cũng là lúc cơn mưa hạ ào ạt mỗi chiều làm tả tơi những cánh hoa mỏng manh. Những chùm hoa màu hồng thắm rơi đầy trên mặt đất loang loáng nước, thật buồn cho kiếp hoa. Nhưng vào những buổi sáng nắng đẹp, Tường Vi phô bày tất cả vẻ rực rỡ của mình, làm lu mờ những bông hoa khác trong vườn…

cây hoa tường vi

Lá Tường Vi cũng rất đẹp, màu xanh thẫm, thon nhỏ ở gần cuống và tròn bầu ở đầu lá với một đỉnh nhọn. Cánh hoa mỏng như giấy, dợn sóng tự nhiên không theo quy luật nào.
 LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Cách chăm sóc:

Thường xuyên loại bỏ những chồi phát xuất từ gốc đi, nhất là đối với cây trồng trong chậu. Hàng năm, sau thời kỳ hết hoa, dùng mũi kéo tách hết phần chồi đến sát thân mẹ. Nếu ta không thường xuyên bỏ chồi gốc, qua thời gian từ 1-2 năm, cây mẹ sẽ yếu và chết từng phần.

Để cây cho hoa bền, đẹp, bạn nên làm như sau: khi xuân về, cây bắt đầu phát chồi, bạn nên chăm sóc bình thường, không bón quá nhiều để các chồi ra ngắn đốt. Khi chồi ra dài khoảng 5cm, bạn ngắt búp chỉ để từ 2-4 nách lá và cứ làm thế cho cây đâm nhiều chồi mới. Đến khoảng 20 tháng 3 âm lịch thì ngừng không ngắt chồi nữa. Trong thời gian này, nên cho cây đủ nước và tăng cường lượng lân (hoặc pha tro bếp vào nước tưới 2 lần / tháng). Khi ta tăng lân cho cây làm cho đốt cây ngắn, cành cứng đủ sức mang những chùm hoa to. Khoảng trung tuần tháng 4 âm lịch, cây sẽ có hoa, khi đó bạn sẽ có một cây với những cành hoa rực rỡ.

Khi các cành đã nở hết hoa, nên cắt cành đó đi, cũng chỉ để lại 2-4 nách lá và lại bón thêm lân và chăm sóc bình thường. Sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá kia sẽ cho ra chồi mới và từ những chồi ấy lại cho bạn những chùm hoa. Nếu chăm sóc tốt, làm đúng như đã nêu trên, bạn sẽ có cây tường vi ra hoa liên lục đến tận tháng 10 âm lịch.