Tên khoa học: Magnolia coco (Lour.) DC.
Họ: Ngọc lan – Magnoliaceae
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cây thân gỗ nhỏ cao khoảng 2m, phân cành nhiều nhẵn. Lá nguyên hình trái xoan dài 15cm và rộng 5cm, nhọn cả hai đầu có mặt trên xanh bóng và mặt dưới xanh nhạt pha vàng. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống lớn cong, hoa lưỡng tính có nhị nhiều, cánh hoa khi non màu hơi xanh sau chuyển sang màu trắng.
Cây có hoa thơm nở gần quanh năm, được trồng làm cảnh trong sân vườn và trong khuôn viên các đền chùa.
Cây ưa sáng, dễ trồng sinh trưởng bình thường, nhân giống chủ yếu bằng chiết cành hoặc giâm cành.
Cây Hàm tiếu hay dạ hợp hương tên khoa học: Michelia fuscata, thuộc họ ngọc lan Magnoliaceae; nguồn gốc Châu Á.
Cây hàm tiếu là cây thân gỗ, bụi thấp, cao khoảng 1 – 4m, nhiều cành, tán không rộng. Lá cây hàm tiếu là lá đơn, mọc đối, thuôn nhọn, dày, nhẵn; mặt trên màu đậm hơn mặt dưới.
Cây hàm tiếu cho hoa lưỡng tính, màu trắng hoặc ngà, có thể có vệt màu tím, 5 hoặc 6 cánh, mùi thơm như chuối chín; đài hoa có lông mịn.
Cây hàm tiếu sinh trưởng tốt trong điều kiện bình thường. Cây hàm tiếu có thể được trồng trong chậu, bồn lớn, trên đất; lấy bóng mát, trang trí và làm đẹp cảnh quan sân vườn, lối đi, quán cà phê, công viên…
Cây hàm tiếu cho hoa lưỡng tính, màu trắng hoặc ngà, có thể có vệt màu tím, 5 hoặc 6 cánh, mùi thơm như chuối chín; đài hoa có lông mịn.
Cây hàm tiếu sinh trưởng tốt trong điều kiện bình thường. Cây hàm tiếu có thể được trồng trong chậu, bồn lớn, trên đất; lấy bóng mát, trang trí và làm đẹp cảnh quan sân vườn, lối đi, quán cà phê, công viên…
Chẳng hiểu dạ hợp đến từ đâu mà trong vòng 10 năm nay, tôi mới được biết về loại hoa này. Bạn bè tôi có người trong giới chơi hoa thì cũng chẳng biết sớm hơn tôi bao nhiêu. Đầu tiên tôi nghe nói có một giáo sư đại học hồi hưu tuổi đã bát tuần, tinh tế trong nghệ thuật chơi hoa, trồng cây đó khá sớm; và thật may mắn sau này tôi gián tiếp lấy được giống cây ấy qua một người bạn được thầy ưu ái tặng cây chiết ra từ cây gốc của thầy.
Quả là hoa dạ hợp không được con người ca ngợi như những loại hoa nổi tiếng như: hoa lan quý phái, hoa hồng đã là hoa của tình yêu, hoa mai, hoa đào cốt cách tượng trưng cho mùa xuân, hoa thuy tiên phong lưu ngày Tết, hoa sen nở thơm ngát đầu mùa hạ…mà ngay cả so những hoa dân dã như hoa lài, hoa lý, hoa ngâu..thì dạ hợp cũng thua xa về tâm tiếng.
Vì sao con người lại không niềm nở với hoa dạ hợp? Dù sao, hoa đã được đặt tên là dạ hợp, nghe có vẻ bí ẩn, như bóng đêm, như sương khuya, thì hẳn hoa phải có gì huyền diệu? Đểtruy nguyên về lai lịch cây, tôi phải nhờ ông thầy internet vậy:“Cây hoa dạ hợp, tên khoa học là Magllolia Pumila andrews cũng thuộc họ mộc lan (magnoliaceae)còn gọi là cây hoa trứng gà” “Magnolia coco=M.pumila (dạ hợp nhỏ hay trứng gà nhỏ). Cây nguồn gốc từ Trung Hoa, trồng làm cảnh nơi đền, chùa”. “Tên Việt: dạ lan, dạ hợp, hoa trứng gà, tên Hoa: dạ hợp hoa, mộc liên, dạ hương mộc lan. Tên Anh: Chinese magnolia, Tên Pháp: Magnolia co co, tên khoa học: Magnolia co co, họ Magnoliaceae”.
Phải chăng cây dạ hợp mới được nhập về sau này từ Trung Hoa, cho nên ít người biết; hoặc “đẳng cấp” của nó chỉ tầm tầm cho nên ít người biết đến? Tôi thử đánh giá loài hoa này môt chút bằng ba căn mắt, mũi, ý. Cây cao vừa phải, tầm 4 mét, đâm nhiều nhánh, lá khá dài, tương đối thuông nhọn hai đầu. Tôi chơi hoa không nhiều, không mấy công phu, không tinh tế về hoa, không mê mẫn với hoa, nhưng chắc chắn là thích trồng cây hoa, tuy nhiên tôi chuộng nhưng loại hoa không đòi hỏi chăm sóc quá đáng; trong những hoa đó, dần dần hhoa dạ hợp đã quyến rũ tôi, vì những lẽ:
- Nhìn tổng thể, cây dạ hợp tạo dáng lá khá đẹp, mạnh, và nếu được chăm bón tốt, tán lá sẽ ra đều chung quanh, trong khi cây vẫn thiên về chiều cao. Cây dễ tính, không kén đất, bạn không cần mất công nhiều mà cây vẫn trổ nhánh ra hoa. Cây có thể hiên ngang mưa nắng 100%, và cây vẫn có thể chịu trên đầu chút bóng râm. Cây ra hoa suốt 4 mùa. Với độ cao tầm thước, cây cũng thích hợp với trồng chậu, và điều này làm cho tôi thích hơn, vì chậu hoa dạ hợp không bị bàn tay nghệ nhân uốn éo tội nghiệp – tự nhiên mà vẫn đẹp, tất nhiên đẹp dân dã, không so với moden thành thị. Trồng chậu lại rất hay vì ta có thể đưa hương hoa về với mình.
- Quý nhất của cây dạ hợp là hoa. Hoa ra đơn lẻ ở kẻ lá, cọng to, ngắn, vì vậy hoa nhiều khi có vẻ e ấp dưới lá. Hoa to vừa phải, khi còn búp thì màu xanh, thuôn tròn, khi đến độ nở thì màu xanh nhạt dần dần để trở thành trắng nuốt, những cánh hoa xếp thành 3 tầng, mỗi tầng 3 cánh từ từ bung ra theo từng tầng, cuối cùng là nhụy hoa. Không như hoa quỳnh – loại hoa trắng cánh to mềm mại từ từ rung nhẹ và hé mở để đẹp đến độ tinh khiết và thoảng hương thơm vào lúc đêm khuya, rồi sáng sớm ngày mai hoa héo tàn- gợi được thi vị và thương cảm cho con người, hoa dạ hợp vẫn có nét đặc biệt khi chuyển mình, hoa búp sung mãn vào ban ngày, đến chiều thì bắt đầu hé cánh, khoảng 9 giờ tối hoa nở trắng nuốt,e ấp nhụy vàng, cho đến sáng hôm sau thì 3 cánh hoa ngoài vẫn giữ nguyên trong khi những cánh hoa bên trong khép hờ, che kín nhụy, và hoa vẫn sẽ đẹp, thế rồi hoa sẽ rụng cánh một lần vào ban đêm. Từ chiếu tối bắt đầu nở cho đến ngày và đêm hôm sau. Hoa tỏa hương thơm thoảng, ngọt, nhẹ nhàng. Đăc biệt đêm khuya, hoa giả từ cõi đời mà vẫn không quên tỏa hương lần cuối cho thinh không. Nếu cây tốt, nhiều hoa nở đồng thời, hương sẽ thoảng đưa nhiều, rõ hơn, nhưng chỉ cần một đóa, vẫn có thể làm cho khu vườn khác lạ bằng chút tinh anh đặc biệt cả nó. Không được nuôi nấng cưng chiều như các loại hoa quý tộc, nhiều khi cây dạ hợp còn bị đối xử vô tình, nhưng cây vẫn sống đời cây, vẫn có một nụ âm thầm từ nách lá, để chủ nhân tối ra vườn dạo chơi, một làn hương thoảng qua, khi đó chủ nhân mới chợt nhớ À! dạ hợp! riêng tôi thường tỉnh giấc vào khi trời chưa sáng, hoa dạ hợp đã nhắc khẻ bằng làn hương thơm lan vào phóng. Sáng dậy, tôi đi thăm hoa, thì thôi rồi, những cánh hoa đã rơi từ bao giờ.
No comments:
Post a Comment