Tên thường gọi: Lài Nhật, Lài hai màu hoặc Lài Mỹ.
Tên khoa học: Brunfelsia pauciflora.
Chi: Brunfelsia.
Họ: Cà – Solanaceae.
Tên khoa học: Brunfelsia pauciflora.
Chi: Brunfelsia.
Họ: Cà – Solanaceae.
Lài Nhật, Lài hai màu hoặc Lài Mỹ là cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, dài, mọc thẳng, dạng bụi, vỏ nứt dọc, nhẵn. Lá thuôn hình giáo, màu xanh đậm, bóng nhẵn, mép nguyên. Hoa đơn độc hay tập trung 2 – 3 chiếc ở đầu cành. Hoa có cuống ngắn và cánh tràng hợp thành ống rộng, trên chia 5 thuỳ tròn xoè ra trên mặt phẳng, lúc mới nở màu lam tím sau chuyển dần sang màu trắng. Trên một cây hoa non và già lẫn lộn nên làm cho cụm hoa có màu sắc thay đổi. Nhài Nhật ra hoa hầu như quanh năm, hoa thơm nồng nàn quyến rũ
Công dụng: Nhài Nhật ưa khí hậu mát, ẩm nhưng nhiều nắng. Càng hạn cây ra hoa càng nhiều.Rất thích hợp trồng trước cửa nhà, khách sạn, biệt thự, khu du lịch sinh thái…
Hoa Nhài Nhật hay là Lài Nhật, Lài hai màu, Cà hoa xanh, Hoa Nhài Nhật là loài hoa bụi, nên thích hợp làm cây trồng trong nhà , chậu cảnh đặt trong nhà , hay làm cây sân vườn. Tên khoa học là Brunfeldsia hopeana Benth.
Hoa nhài Nhật có hai màu là trắng và tím nhạt, mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Hoa nhài Nhật ra hoa hầu như quanh năm, hoa thơm nồng nàn quyến rũ
Hoa nhài Nhật là cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, dài, mọc thẳng, dạng bụi, vỏ nứt dọc, nhẵn. Lá của chúng thuôn hình giáo, màu xanh đậm, bóng nhẵn, mép nguyên. Hoa đơn độc hay tập trung 2 – 3 chiếc ở đầu cành.
Hoa nhài Nhật là cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, dài, mọc thẳng, dạng bụi, vỏ nứt dọc, nhẵn. Lá của chúng thuôn hình giáo, màu xanh đậm, bóng nhẵn, mép nguyên. Hoa đơn độc hay tập trung 2 – 3 chiếc ở đầu cành.
Chúng có cuống ngắn và cánh tràng hợp thành ống rộng, trên chia 5 thuỳ tròn xoè ra trên mặt phẳng, lúc mới nở màu lam tím sau chuyển dần sang màu trắng. Trên một cây hoa non và già lẫn lộn nên làm cho cụm hoa có màu sắc thay đổi. Hoa thơm.
Cách trồng hoa nhài Nhật khá đơn giản, không đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ mà chỉ cần giữ ẩm cho đất và tỉa cành khi mọc quá dài.Nhài Nhật thích hợp trồng trước cửa nhà,Restaurant,biệt thự,khu du lịch sinh thái…tạo ấn tượng khó quên.
Hướng dẫn các bước trồng hoa nhài Nhật trong chậu
Đất đai: Lài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 – 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 – 4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao.
Lài có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng trước và sau mùa mưa. Cây Lài không kén đất lắm, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau trừ đất phèn, mặn;nếu những nơi cao ráo, đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có khả năng giữ ẩm thì càng tốt. Cây hoa Lài sợ úng ngập trong mùa mưa. Cách trồng hoa thủy tiên trong lọ đảm bảo ra hoa 100%
1/ Hướng dẫn giâm cây nhài
Cây lài rất dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành. Khi giâm cành thì chọn những bụi lài phát triển tốt, không sâu bệnh. Trên những dây “lươn” bò ngang hoặc đứng, khoảng cách giữa các mắt lá gần nhau, dùng dao sắc cắt xéo thành những hom dài 15 – 20cm (3 đốt lá). Sau khi cắt khoảng 3 – 4 giờ, mặt cắt đã se lại, lúc này đem giâm hom vào bầu (hoặc trên mặt luống). Bầu gồm có đất mùn tơi xốp, trộn với phân chuồng hoai mục và tro trấu theo tỷ lệ 2: 1.
Sau đó cần thường xuyên tưới đủ ẩm cho hom nhanh ra rễ. Nên làm giàn che, chăm sóc khoảng 4 – 5 tháng, khi cây có chiều cao 15 – 20cm, lá ổn định thì đem trồng ra ruộng.
Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: Đào hố trước khi trồng 1 tuần, hố có kích thước 30 x 30 x 30 cm. Sau đó cho vào hố 1kg phân hữu cơ (đã được ủ hoai với nấm Trichoderma), 0,2kg lân và kali trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố trồng.
Khi trồng, dùng cuốc móc đất lên và đặt bầu cây giống vào giữa, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nylon lên và lấp đất kín phần cổ rễ. Trồng xong thì tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm để lài sinh trưởng, phát triển tốt.
Khi cây hoa lài còn nhỏ, cần tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
2/ Cách chăm sóc cây lài Nhật
Tưới và tiêu nước: Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho lài, vào mùa mưa cần thoát nước vào những tháng mưa nhiều, tránh ngập kéo dài sẽ dễ làm cho lài bị chết úng. Phân bón: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà bón lượng phân khác nhau.
– Sau 10 ngày cây bắt đầu bén rễ, hồi xanh thì có thể sử dụng phân Humix(15g/16l) + Hydrophos (40ml/16l); phun 2 bình 16 lít/1.000 m2), sau đó phun định kỳ 1 lần/tháng.
– Năm tháng đầu, mỗi tháng bón 5kg urê với 5kg Super lân/1.000 m2.
– Từ tháng thứ 6 trở đi bắt đầu thu hái bông, bón mỗi tháng 20kg NPK (16-16-8) và tháng sau thay bằng 20kg DAP kết hợp phun phân Humix như trên sau mỗi đợt thu hoạch bông.
Phương pháp bón phân: Bón xung quanh gốc theo tán cây, kết hợp xới xáo, làm cỏ và phủ đất lấp phân, tránh để phân bốc hơi hoặc bị rửa trôi.
Hướng dẫn trị sâu bệnh hoa nhài Nhật
Sâu đục bông ( Palpita vitrealis) xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều vào mùa mưa, sâu kích thước rất nhỏ, gây hại trên nụ hoa lúc còn non, đục vào bông làm bông hư hại không thu hoạch được.
Biện pháp phòng trừ có thể sử dụng thuốc nhóm Abamectin như Vertimec 1,8 EC, Tập kỳ 1,8 EC….. để phòng trị
Bọ phấn ( Bemisia sp) Bọ trĩ ( Thrips orientalis Bagnall) là côn trùng chích hút có kích thước nhỏ, thường tập trung ở đọt và mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, ngoài ra còn là môi giới lan truyền bệnh virus, thường phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.
Biện pháp phòng trị gồm chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ, dùng các loại thuốc có tác động tiếp xúc như Confidor 100 SL, Admire 050 EC, Regent 800 WG… nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun.
No comments:
Post a Comment